Iraq giữa vòng xoáy Mỹ - Iran: Mỹ không thể lạc quan?

Iraq có thể là một hướng tấn công Iran của Mỹ, quốc gia này đang nắm giữ vai trò then chốt trong các kế hoạch quân sự của Mỹ tại Iraq.

Quả tên lửa nhắm vào Vùng Xanh và tình thế của Iraq

Ngày 19/5, một quả tên lửa Katyusha đã rơi xuống giữa Vùng Xanh, nơi đặt đại sứ quán của Mỹ và nhiều quốc gia khác, cũng như hiện diện nhiều cơ quan đầu nào của chính quyền Baghdad.

Không có bất kỳ tổn thất nào, cũng như chính quyền Iraq chưa công bố vai trò của người bắn quả tên lửa Katyusha. Chỉ biết rằng loại vũ khí này được bắn từ một cánh đồng ở khu vực phía nam thủ đô của Iraq.

Bộ Ngoại giao Mỹ ngay lập tức lên tiếng: "Chúng tôi rất quan ngại sự cố này, chúng tôi sẽ buộc Iran phải chịu trách nhiệm nếu có bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy được thực hiện bởi các lực lượng dân quân ủy nhiệm hoặc các thành phần của các lực lượng đó".

Ngày 18/5, Mỹ đã rút toàn bộ nhân viên người Mỹ của Exxon Mobil (khoảng 60 người) khỏi khu khai thác dầu West Qurna tại phía Nam Iraq (nơi được cho có sự hiện diện của nhiều lực lượng dân quân có liên kết với Iran).

An ninh thắt chặt ở Vùng Xanh sau khi vụ tấn công nổ ra

An ninh thắt chặt ở Vùng Xanh sau khi vụ tấn công nổ ra

Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Thamer Ghadhban lập tức phải lên tiếng: "Không có bất kỳ cảnh báo an ninh nào hay có mối đe dọa nào tại các khu khai thác dầu này, hành động này của Mỹ xuất phát từ động cơ chính trị".

Ngày 15/5, Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố rút toàn bộ nhân viên không quan trọng người Mỹ ra khỏi Baghdad và lãnh sự quán ở Erbil, thủ phủ vùng tự trị của người Kurd ở miền Bắc nước này.

Trước đó, hồi đầu tháng, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hủy cuộc gặp với Đức và đi thẳng đến Baghdad. Ông Pompeo mang đến thông điệp đề nghị Iraq phải đảm bảo an toàn cho công dân, nhân viên chính phủ, binh lính Mỹ đang hoạt động tại quốc gia này và trở thành sự hỗ trợ của Mỹ nếu xảy ra xung đột với Iran.

Quả tên lửa bay vào Vùng Xanh, chưa biết của bên nào tấn công, nhưng ngay lập tức người Mỹ đã chỉ trích đó là hành động của Iran. Vụ nổ này là minh chứng rõ nhất cho những lập luận của Mỹ về "mối đe dọa Iran".

Khi Mỹ chỉ mơ hồ nhắc về mối đe dọa ấy, thì ngay thời điểm này, nó đã trở thành một hành động có thật, một sự khiêu khích thực sự. Và bây giờ, khi đã có dấu hiệu khiêu khích phát đi, là lúc Iraq phải trả lời những yêu cầu của Mỹ: họ sẽ đứng về bên nào nếu có xung đột?

Một chính quyền được dựng ra sau cuộc chiến tiêu diệt chế độ Saddam Hussein. Mỹ đã đổ rất nhiều tỉ USD vào Iraq từ đó tới nay. Còn hiện tại, Iraq vừa trải qua những đợt biến động từ khủng bố IS, họ vừa ổn định trở lại, và chắc chắn không muốn tiếp tục chịu đựng một cuộc chiến mới tại nước láng giềng với những dự báo bất ổn lan sang toàn khu vực.

Máy bay vận tải hoạt động trên tàu sân bay USS Abraham Lincoln của Mỹ

Iraq ở giữa vòng xoáy Mỹ-Iran

Hiện tại, Mỹ đang hiện diện hơn 7.000 quân cùng căn cứ quân sự không quân lớn của Mỹ tại Trung Đông. Nếu xảy ra chiến tranh với Iran, quân đội Mỹ ở Iraq sẽ trực tiếp tham chiến như một nhánh tấn công chủ lực.

Sabah Zangane, một chuyên gia về quan hệ Arab - Iran và là cựu đặc phái viên Iran của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo, chia sẻ trên Sputnik: "Mỹ không chỉ muốn gây sự với Iran ở Trung Đông, mà còn muốn thông qua đó cột chặt Iraq dưới tầm ảnh hưởng của mình. Baghdad ngày càng chủ động và tách biệt hơn so với Mỹ, đó là điều mà Washington không muốn nhìn thấy nhất".

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/iraq-giua-vong-xoay-my--iran-my-khong-the-lac-quan-3380373/