Ireland: Sáng kiến giải quyết bất bình đẳng giới trong GD ĐH

Chính phủ Ireland đã đưa ra một sáng kiến nhằm giải quyết tình trạng bình đẳng giới cho các tổ chức GD ĐH để giải quyết sự chênh lệch trong lĩnh vực này.

Chính phủ Ireland cho rằng, việc nữ giới có vị trí cao trong các cơ sở GD ĐH sẽ khuyến khích và truyền cảm hứng cho các SV nữ

Sáng kiến nằm trong Kế hoạch Hành động Giới tính 2018 - 2020: Thúc đẩy bình đẳng giới trong các tổ chức GD ĐH Ireland; do chính Thủ tướng Leo Varadkar và Bộ trưởng GD ĐH Mary Mitchell O’Connor đề xuất.

Xóa bỏ chênh lệch giới

Kế hoạch hành động được thiết kế để chuyển đổi hiệu quả bình đẳng giới trong lĩnh vực GD ĐH. Tại Ireland, tổ chức hoạt động bình đẳng giới ra đời vào tháng 11/2017, là một trong những trọng tâm của

Loneliness Taskforce, một cơ quan cấp nhà nước, được thành lập bởi Thượng nghị sĩ Keith Swanick phối hợp với Seán Moynihan của tổ chức từ thiện Alone; xác định các biện pháp quan trọng sẽ đẩy nhanh tiến độ đạt được bình đẳng giới.

Phân tích dữ liệu được thực hiện bởi Taskforce cho thấy rằng, trên xu hướng hiện tại, nếu các tổ chức tiếp tục triển khai các hoạt động như hiện tại, có thể mất hơn 20 năm để đạt được 40% cân bằng giới ở cấp độ GD ĐH.

Kết quả phân tích chỉ ra rằng, trong giai đoạn 2013 - 2017 đã có sự cải thiện biên chế nữ trong lĩnh vực GD, với mức trung bình 1 - 2% mỗi năm, từ vị trí bắt đầu của 18% giáo sư nữ năm 2013 lên 24% vào năm 2017. Trong khi đó, có tới 51% vị trí giảng viên do phụ nữ đảm nhiệm.

Đảm bảo nữ quyền

Thủ tướng Leo Varadkar nói chính phủ đã cam kết ngăn chặn và quyết liệt triển khai các biện pháp để thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong chi trả cho lao động theo giới tínhIreland, trước hết ở các cơ sở GD ĐH.

“Chúng tôi biết rằng sự đa dạng và với sự tham gia của số đông dẫn đến việc ra quyết định tốt hơn, tạo dựng một môi trường làm việc hiệu quả hơn và lực lượng lao động năng suất hơn” - ông nêu rõ.

Người đứng đầu Bộ GD ĐH của Ireland nhấn mạnh nhiều lần rằng Ireland có một hồ sơ theo dõi trong việc thực hiện thay đổi về các sáng kiến chính sách quan trọng. Điều đó có nghĩa là các quyết sách như Kế hoạch Hành động Giới tính của chính phủ không phải là nêu ra cho có, mà nó phải được thực thi bài bản, dưới sự giám sát chặt chẽ về lộ trình cũng như hiệu quả, thông qua các công cụ pháp luật và xã hội mà hiến pháp đã đề ra.

“Chính phủ cam kết bình đẳng giữa nam và nữ; chúng tôi đã công bố luật về khoảng cách trả lương theo giới, chúng tôi đang mang lại mức tiền hưu trí phù hợp cho người cao tuổi, chúng tôi đang làm cho việc chăm sóc trẻ em trở nên hợp lý hơn, nâng cao tiêu chuẩn hơn. Cùng với đó, chính phủ cũng đang làm nhiều hơn để thúc đẩy phụ nữ tham gia vào ban tư pháp và chính quyền địa phương tiểu bang” - Thủ tướng Leo Varadkar.

Theo người đứng đầu chính phủ Ireland, mong muốn đặt ra lúc này là đảm bảo đất nước có một nền GD ĐH hiệu quả hơn và toàn diện hơn. Ông nêu rõ, các mô hình mà ở đó nữ giới đóng vai trò lãnh đạo hay có những vị trí quan trọng, sẽ khuyến khích và truyền cảm hứng cho các sinh viên nữ mong muốn nắm giữ các công việc hàng đầu trong môi trường làm việc tương lai của họ.

“Chúng ta không thể dựa vào những người khác để thay đổi hiện trạng, chúng ta không thể chờ đợi mọi thứ thay đổi theo thời gian. Chúng ta phải hành động” - Thủ tướng Leo

Varadkar nói tiếp - “Tôi cũng muốn cảm ơn Taskforce đang làm rất hiệu quả công việc của mình. Họ đã cung cấp cho chúng tôi một lộ trình để mang lại sự thay đổi thực sự trong giải quyết bất bình đẳng giới”.

Cam kết thực thi với lộ trình cụ thể

Đứng ở góc nhìn của nhà quản lý GD ĐH, Bộ trưởng Mitchell O’Connor cho biết, bà đã đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng nhưng lưu ý rằng Ireland có một hồ sơ theo dõi về tính khả thi cũng như hiệu quả của các hoạt động cụ thể.

Theo bà Mitchell O’Connor, kế hoạch hành động của chính phủ đưa ra các khuyến nghị chính và vạch ra một cách tiếp cận chiến lược toàn diện để giúp trao quyền cho một nền văn hóa bình đẳng giới trong các tổ chức GD cấp cao cho tất cả nhân viên, quản lý và trợ lý ở mọi cấp độ.

“Phân tích giới ở cấp giáo sư là một số liệu quan trọng được sử dụng trên phạm vi quốc tế để so sánh các quốc gia và minh họa rõ ràng mức độ của vấn đề trong các cơ sở GD” - bà Mitchell O’Connor nói - “Tôi nhấn mạnh vào các cơ sở hay tổ chức đặt mục tiêu đầy tham vọng trong một năm, ba năm và năm năm. Tôi kỳ vọng vào năm 2024, các cơ sở GD ĐH của chúng tôi có 40% giáo sư là nữ giới”.

“Chúng tôi đã thể hiện cam kết của mình về các vấn đề bình đẳng và đa dạng giới, với việc tổ chức trưng cầu dân ý hôn nhân đồng giới hay những cuộc trưng cầu dân ý năm nay để sửa đổi và loại bỏ khỏi hiến pháp những quy định bất lợi hoặc không bảo vệ phụ nữ. Tôi biết rằng, các mục tiêu trong kế hoạch của chính phủ sẽ mang đến một sự thay đổi thực sự. Bất bình đẳng giới không có chỗ trong hệ thống GD ĐH của Ireland” - bà Mitchell O’Connor nhấn mạnh.

Theo Anh Sơn -Breaking News

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/the-gioi/ireland-sang-kien-giai-quyet-bat-binh-dang-gioi-trong-gd-dh-3964146-b.html