Israel cho nghỉ hưu 90 F-16A/B, cơ hội của Việt Nam?

Việc Israel cho nghỉ hưu hoàn toàn dòng máy bay tiêm kích F-16A/B mở ra cơ hội cho các quốc gia muốn sở hữu loại phi cơ này, như Việt Nam.

Theo tạp chí Jane's, Không quân Israel (IAF) mới đây đã cho nghỉ hưu hoàn toàn dòng máy bay tiêm kích F-16 Fighting Falcon thế hệ đầu tiên. Tương lai gần, các máy bay huấn luyện - chiến đấu tiên tiến M-346 và tiêm kích tàng hình F-35 sẽ thế chỗ trống mà F-16 để lại. Nguồn ảnh: Airlines.net

Khoảng 90 chiếc tiêm kích F-16A/B Netz đã chính thức ra khỏi biên chế IAF sau một buổi lễ được tổ chức ở căn cứ Ouvda, miền Nam Israel hôm 26/12. Sự kiện này đánh dấu kết thúc 36 năm phục vụ của dòng máy bay F-16A/B. Nguồn ảnh: Airlines.net

Trong suốt thời gian phục vụ trong IAF, F-16A/B Netz đã thực hiện 474.000 phi vụ với tổng số giờ bay 335.000 giờ. Chiến tích đầu tiên của F-16A/B trong IAF được lập nên vào tháng 4/1981 khi thực hiện phi vụ bắn hạ chiếc trực thăng Mi-8 Hip của Syria. Nguồn ảnh: Airlines.net

Kể từ năm 2000, F-16A/B đã dần lùi về tuyến sau, nhường lại tuyến đầu cho các dòng tiêm kích hiện đại hơn như F-15I Raam và F-16I Sufa. Chúng chủ yếu phục vụ cho vai trò huấn luyện chiến đấu. Nguồn ảnh: Airlines.net

Hiện chưa rõ Israel sẽ làm gì với số F-16A/B đã ra khỏi biên chế, 90 là con số rất lớn. Không loại trừ khả năng, IAF có thể sẽ “cho, tặng” hoặc là bán cho các quốc gia còn sử dụng. Các máy bay F-16 trải qua đại tu có thể hoạt động thêm được 10-15 năm nữa. Nguồn ảnh: Airlines.net

Hiện nay, KQND Việt Nam cũng có nhu cầu với dòng tiêm kích F-16 do Mỹ thiết kế, chế tạo. Tuy nhiên, việc mua sắm từ Mỹ (dù đã dỡ lệnh cấm vận vũ khí sát thương) là điều không hề dễ dàng. Chúng ta cũng khó có thể mua được máy bay mới mà phía Mỹ thường cung cấp các loại máy bay đã qua sử dụng, được lưu giữ dài lâu tại bang Azirona. Nguồn ảnh: Airlines.net

Trong khi đó, Israel hiện có mối quan hệ hợp tác kỹ thuật – quân sự lớn với Việt Nam, có lẽ chỉ đứng sau Nga. Với mối quan hệ đó, việc mua lại F-16 từ Israel xem ra khả thi và dễ dàng hơn. Nếu phải nâng cấp, Israel cũng có thể tự nâng cấp hiện đại hóa, không phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Ngay cả hệ thống vũ khí, hiện các máy bay tiêm kích F-16A/B của Israel được triển khai phổ biến các loại vũ khí nội địa không hề kém cạnh vũ khí Mỹ. Nguồn ảnh: Airlines.net

F-16A/B là thế hệ đầu tiên của dòng tiêm kích F-16, phiên bản A là loại một chỗ ngồi trong khi B là loại hai chỗ ngồi - có thể dùng cho huấn luyện chiến đấu. Chúng đều là tiêm kích đa năng, có thể đảm trách vai trò không chiến, tấn công mục tiêu mặt đất. Nguồn ảnh: Airlines.net

F-16A/B được trang bị mẫu động cơ turbojan F100-PW-200 cho phép đạt tốc độ bay tối đa đến 2.120km/h, bán kính tác chiến 500km, tầm bay cực đại 4.220km. Khả năng cơ động thuộc vào loại xuất sắc không hề thua kém dòng MiG-29 của Nga, tốc độ leo cao đến 254m/s. Nguồn ảnh: Airlines.net

F-16A/B có thể triển khai 7,7 tấn vũ khí gồm các loại bom, rocket, tên lửa đối đất/đối không. Phiên bản của Israel đang sử dụng đều được sửa đổi cho phép tích hợp dễ dàng vũ khí thông minh do Israel chế tạo. Đó là điểm có lợi nếu Việt Nam mua lại F-16A/B Netz. Nguồn ảnh: Airlines.net

Trong tác chiến không đối không, F-16A/B có khả năng triển khai các loại tên lửa không đối không tầm nhiệt cực nhạy Python 3/4/5 và tên lửa ngoài tầm nhìn Derby. Nguồn ảnh: Israel-Weapon

Derby là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn, được trang bị đầu tự dẫn radar chủ động, tầm bắn khoảng 50km với tốc độ Mach 4. Nguồn ảnh: Israel-Weapon

Trong tác chiến không đối đất, F-16A/B của Israel được trang bị tên lửa hành trình Popeye Lite có tầm phóng 78km. Loại tên lửa này được cho là đã từng sử dụng tại chiến trường Syria mới đây với độ chính xác cao. Nguồn ảnh: Israel-Weapon

Popeye Lit nặng 1,12 tấn, mang đầu nổ phá mảnh 340kg hoặc đầu nổ xuyên chống boongke 360kg I-800. Nguồn ảnh: Israel-Weapon

Ngoài ra, tiêm kích F-16 Israel còn có khả năng triển khai các thế hệ bom thông minh Spice do nước này tự phát triển với độ chính xác không thua bom Mỹ. Nguồn ảnh: Israel-Weapon

Thế hệ đầu của F-16 sử dụng radar điều khiển hỏa lực AN/APG-66 có tầm trinh sát trong môi trường nhiễu điện tử đến 83km. Tuy nhiên, nếu cần Israel có thể hiện đại hóa thay thế radar APG-66 chuẩn Mỹ bằng các công nghệ radar mạng pha Israel. Nguồn ảnh: Israel-Weapon

An Ninh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/israel-cho-nghi-huu-90-f-16ab-co-hoi-cua-viet-nam-803478.html