Kashmir Ấn Độ chính thức không còn là một tiểu bang

Từ sau ngày 31 tháng 10, Jammu và Kashmir sẽ không còn là một tiểu bang và tách thành lãnh thổ hành chính mới được cai trị trực tiếp từ New Delhi.

Từ sau ngày 31 tháng 10, bang Jammu & Kashmir sẽ không còn tồn tại và thay vào đó sẽ là Ladakh (ở phía Đông giáp Trung Quốc) không có cơ quan lập pháp và Jammu & Kashmir (ở phía Tây) có cơ quan lập pháp.

Một người lính đứng gác gần Raj Bhavan, nơi ở của thống đốc chính thức, trước lễ tuyên thệ nhậm chức của thống đốc đầu tiên của lãnh thổ liên minh Jammu và Kashmir, ở Srinagar

Một người lính đứng gác gần Raj Bhavan, nơi ở của thống đốc chính thức, trước lễ tuyên thệ nhậm chức của thống đốc đầu tiên của lãnh thổ liên minh Jammu và Kashmir, ở Srinagar

Khu vực Kashmir, với đa số Hồi giáo của Ấn Độ đã chính thức được tách ra hôm thứ Năm (31/10), gần ba tháng sau khi mất quyền tự trị trong một động thái gây ra bạo lực và gây căng thẳng với đối thủ truyền kiếp Pakistan.

Sự thay đổi hành chính nói trên diễn ra sau một động thái gây tranh cãi ngày 5/8, khi Chính phủ liên bang sửa đổi Điều 370 trong hiến pháp vốn đảm bảo các quyền đặc biệt cho bang Jammu và Kashmir, và sáp nhập vùng có đa số người Hồi giáo duy nhất ở Ấn Độ với phần còn lại của nước này.

Phát biểu bên cạnh bức tượng khổng lồ của người anh hùng độc lập Sardar Vallabhbhai Patel tại bang Gujarat, quê hương của ông, Thủ tướng Narendra Modi đã ca ngợi một "tương lai tươi sáng" cho khu vực Hy Mã Lạp đẫm máu. Thủ tướng Narendra Modi cho biết: "Từ hôm nay, Jammu & Kashmir và Ladakh sẽ hướng tới một tương lai mới".

Bằng việc chấm dứt quy chế bán tự trị của vùng này, chính phủ của ông Modi đã thực hiện một lời hứa của đảng Bharatiya Janata cầm quyền, sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 4. Tuy nhiên, nhiều người dân Kashmir không hài lòng với việc này, khiến chính phủ phải áp đặt nhiều hạn chế gần như lệnh giới nghiêm tại đây một thời gian.

Đầu tháng 8, Ấn Độ đã phải áp đặt lệnh giới nghiêm và gửi thêm hàng chục nghìn binh sĩ – động thái bắt đầu việc Jammu và Kashmir không còn là một bang và tách thành lãnh thổ hành chính mới được cai trị trực tiếp từ New Delhi.

Chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc theo đạo Hindu của Modi đã tước bỏ vị thế đặc biệt trong hiến pháp của Kashmir do Ấn Độ quản lý, giam giữ hàng ngàn người - bao gồm hầu hết tất cả các nhà lãnh đạo chính trị địa phương - và cắt đứt viễn thông.

Quyết định cũng tuyên bố rằng từ sau ngày 31 tháng 10, bang Jammu & Kashmir sẽ không còn tồn tại và thay vào đó sẽ là Ladakh (ở phía Đông giáp Trung Quốc) không có cơ quan lập pháp và Jammu & Kashmir (ở phía Tây) có cơ quan lập pháp.

Đây được xem là quyết định chính trị có ảnh hưởng sâu rộng nhất đối với khu vực Kashmir tranh chấp giữa Ấn Độ và Pakistan trong gần 7 thập kỷ qua.

Động thái này cũng loại bỏ quyền sở hữu đất đai độc quyền của Kashmiris, cho phép mọi người từ nơi khác mua tài sản. Người dân địa phương nghi ngờ rằng đây là một phần trong mục tiêu của Modi nhằm mang lại sự thay đổi nhân khẩu học trong khu vực.

Trong một phát biểu tại Hạ viện, Bộ trưởng Nội vụ Ấn Độ Amit Shah khẳng định Điều 370 về quy chế đặc biệt của bang Jammu & Kashmir cản trở bang này hội nhập với Ấn Độ nên cần phải bãi bỏ. Theo ông, điều khoản này gây ra tình trạng thất nghiệp và thất học, cản trở lan tỏa giá trị dân chủ trong khi khuyến khích chủ nghĩa ly khai do Pakistan hậu thuẫn. Ông Amit Shah đảm bảo chính quyền hiện nay sẽ không lặp lại bất cứ sai lầm nào của những chính quyền trước.

Chính quyền địa phương ở Kahsmir, trong khi đó, đã triển khai hàng chục ngàn lực lượng chính phủ và đưa ra cảnh báo cao về các cuộc tấn công của phiến quân và các cuộc biểu tình chống Ấn Độ.

Cảnh sát và quân đội bán quân sự trong các thiết bị chống đạn tuần tra trên đường phố trong khu phố cổ đông dân cư của thành phố chính Srinagar và các thị trấn khác trên khắp thung lũng Kashmir đầy biến động.

Kashmir là "nơi duy nhất mà khủng bố đã giết chết khoảng 40.000 người trong ba thập kỷ qua. Rất nhiều bà mẹ mất con trai... Chúng ta liệu cứ nhìn những người vô tội chết trong bao lâu nữa?" Modi nói.

Kashmir đã bị chia cắt giữa Ấn Độ và Pakistan từ năm 1947 và đã gây ra hai cuộc chiến tranh và nhiều vụ tấn công giữa hai kẻ thù vũ trang hạt nhân, gần đây nhất là vào tháng 2 khi hai bên tiến hành các cuộc không kích ăn miếng trả miếng.

Bất chấp thỏa thuận đạt được năm 2003 về tuân thủ lệnh ngừng bắn, giao tranh vẫn xảy ra tại ranh giới phân chia khu vực Kashmir giữa hai nước. Căng thẳng gia tăng gần đây khi hai bên cáo buộc lẫn nhau tấn công qua ranh giới này.

Trâm Anh (theo AFP)

Nguồn Công Lý: http://congly.vn/the-gioi/tin-nhanh/kashmir-an-do-chinh-thuc-khong-con-la-mot-tieu-bang-318968.html