Kaspersky Lab cảnh báo về sự nguy hiểm của 'Balkanisation' tại Hội nghị cấp cao về bảo mật mạng APAC lần thứ 4

Kaspersky Lab bày tỏ lo ngại về sự phân mảnh của mạng internet toàn cầu ở Hội nghị cấp cao về bảo mật mạng APAC lần thứ 4 tại Siem Reap, Campuchia.

Được tổ chức thường niên, hội nghị năm nay tập trung bàn về vấn đề an ninh không gian mạng được các nhà nghiên cứu và giám đốc điều hành hàng đầu Kaspersky Lab chia sẻ, với chủ đề “Balkanisation: Security should be be in Isolation”, sẽ nhấn mạnh những nguy cơ có thể xảy ra của sự toàn cầu hóa internet, cùng với bức tranh tổng quan về các mối đe dọa trực tuyến liên quan đến các quốc gia ở châu Á.

Balkanization hay Balkanisation là một thuật ngữ địa chính trị được sử dụng để mô tả quá trình phân mảnh hoặc phân chia của một vùng hoặc tiểu bang thành các vùng nhỏ hơn phát sinh từ sự thù địch hoặc không hợp tác với nhau. Đối với không gian mạng, Balkanisation tạo ra sự phân mảnh của mạng internet toàn cầu, là mối đe dọa về an ninh mạng đối với bất kỳ tổ chức hay quốc gia nào trên thế giới.

Để cung cấp thông tin chi tiết về tình hình an ninh mạng hiện của APAC, ba chuyên gia bảo mật mạng từ Nhóm Nghiên cứu và Phân tích Toàn cầu của Kaspersky Lab (GReAT) sẽ chú ý đến các cuộc tấn công trực tuyến quan trọng nhất được theo dõi trong khu vực. Giám đốc GREAT của Kaspersky Lab tại APAC - Vitaly Kamluk dựa trên kinh nghiệm 13 năm của ông trong phân tích phần mềm độc hại và các luật và xu hướng hiện hành cho biết: "Lượng phần mềm độc hại mới mà chúng tôi phát hiện hàng ngày đã tăng lên hàng năm về số lượng, và ngày càng tinh vi hơn. Tương lai của Internet rất mỏng manh, khi các quốc gia tranh giành để tăng cường phòng thủ của họ, chúng vô tình tạo ra Balkanisation.

Người sáng lập và Giám đốc điều hành Kaspersky Lab, Eugene Kaspersky đã lưu ý trong một bài báo về việc các nước như Brazil và Đức đang cân nhắc khởi động các lĩnh vực độc lập của họ trên internet. Bên cạnh đó, một số quốc gia cũng đang xây dựng các chính sách đòi hỏi những gã khổng lồ công nghệ toàn cầu như Google và Facebook chuyển trung tâm dữ liệu của họ về địa phương để hạn chế gián điệp gián điệp và xâm nhập dữ liệu ở nước ngoài. Kaspersky đã nhấn mạnh rằng Balkanisation hay chủ nghĩa bảo hộ được thể hiện bởi các quốc gia trên chỉ làm cho một bên hưởng lợi duy nhất, đó là tội phạm mạng.

Ngoài các cuộc tranh luận quan trọng về tương lai của Internet, nhà nghiên cứu bảo mật cao cấp của Kaspersky Lab - Seongsu Park cũng phân tích sự phức tạp và khét tiếng nhóm Lazarus - nhóm hacker nổi tiếng thường xuyên tấn công vào các tổ chức nói tiếng Hàn Quốc (APT) trên các thiết bị Windows và thậm chí cả MacOS.

Suguru Ishimaru, nhà nghiên cứu bảo mật trong GReAT của Kaspersky Lab chia sẻ các phương pháp được sử dụng để phân tích phần mềm độc hại Android và sẽ tiết lộ các hoạt động gần đây của phần mềm độc hại di động được gọi là Roaming Mantis. Tổ chức tấn công có động cơ lấy tiền này đã có thể lây nhiễm thành công các điện thoại thông minh Android ở Hàn Quốc, Bangladesh và Nhật Bản thông qua việc tấn công DNS vào đầu năm 2018.

Anh Tú

Nguồn Nghe Nhìn VN: http://nghenhinvietnam.vn/tin-tuc/kaspersky-lab-canh-bao-ve-su-nguy-hiem-cua-balkanisation-tai-hoi-nghi-cap-cao-ve-bao-mat-mang-apac-lan-thu-4-39363.html