Kẻ buôn người sa lưới

Những ngày cuối năm, trời rét đậm. Đồn Biên phòng Chi Ma, BĐBP Lạng Sơn đang chuẩn bị cơm chiều thì đồn phó Trinh sát Triệu Giáo nhận được nguồn tin do cơ sở cung cấp với nội dung: 'Tại đìa bàn Chi Ma thời gian tới có vụ tổ chức đưa phụ nữ Việt Nam bán sang Trung Quốc với số lượng lớn'. Nhận được nguồn tin trên, Thiếu tá Triệu Giáo đã trực tiếp gặp gỡ sinh hoạt cơ sở để kiểm tra lại nguồn tin thì được biết, cơ sở chỉ biết mặt đối tượng, không biết tên và địa chỉ. Đối tượng nhiều lần qua cửa khẩu Chi Ma sang Trung Quốc.

Ngày 15-12-1997, sau khi Đồn phó Trinh sát Triệu Giáo báo cáo toàn bộ tình hình an ninh trật tự địa bàn thời gian gần đây và kết quả xác minh nguồn tin về tổ chức buôn bán phụ nữ Việt Nam qua biên giới mà cơ sở cung cấp, Thiếu tá Nguyễn Văn Tiến, Đồn Phó Chính trị đã bổ sung: Theo báo cáo của Đội Vân động quần chúng, thời gian qua, dưới địa bàn xuất hiệ một số đối tượng từ thị xã Lạng Sơn vào nhà một số đối tượng. Theo tin quần chúng nhiều khả năng bọn chúng đến để gặp gỡ, móc nối với một số phần tử xấu ở địa bàn tổ chức đưa số phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc bán. Thủ đoạn của bọn này rất tinh vi, chúng thường đưa người tới giáp biên giới vào chiều tối để tập kết, sau đó căn cứ vào tình hình mà tỏ chức đưa người qua biên giới cho thuận lợi. Bọn tội phạm coi việc tổ chức vượt qua cửa ải của BĐBP là một trong các khâu quan trọng nhất và cực kỳ khó khăn. Vì vậy, trước khi đưa người qua biên giới, chúng đều vạch ra một kế hoạch hết sức tỉ mỉ, xem xét tình hình hoạt động của BĐBP và các cơ quan chức năng, nhất là ở khu vực cửa khẩu, đường hướng chúng sẽ đi qua.

Sau khi nghe báo cáo và phân tích Đồn trưởng kết luận: Qua báo cáo xác minh của Đồn phó Trinh sát và Đồn phó Chính trị, tôi thấy các thông tin trên đều đáng tin cậy, vì trong một thời gian theo tin cơ sở và tin quần chúng trùng khớp với nhau về nội dung. Mặt khác, thoe thông báo của trên, thời gian gần đây tại một số địa bàn biên phòng Lạng Sơn đã xuất hiện một số vụ đưa đón phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc bán với nhiều thủ đoạn, hình thức khác nhau. Một số đơn vị Bạn đã phát hiện, bắt giữ xử lý trước pháp luật một số vụ. Đồn chí Đồn trưởng yêu cầu lực lượng trinh sát nhanh chóng nhận dạng và điều tra về nhân thân, lai lịch, quy luật hoạt động của đối tượng. Xác minh, củng cố thêm tài liệu, chứng cứ để báo cáo Ban Chỉ huy biên phòng tỉnh, Phòng Trinh sát xin xác lập án đấu tranh triệt phá đường dây này.

Sau 5 ngày cùng đội Trinh sát lăn lôn vất vả dưới địa bàn điều tra, xác minh, nhận dạng đối tường, đến ngày 20-12 đồng chí Đồn phó Trinh sát cùng Đồn trưởng đã có toàn bộ kết quả điều tra bước đầu vụ việc về báo cáo Phòng Trinh sát, BCH BĐBP tỉnh. Báo cáo của chỉ huy, trinh sát Đồn BP Chi Ma được Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh biểu dương khen ngợi. Đồng chí cũng yêu cầu phòng Trinh sát khẩn trương tổng hợp tình hình, báo cáo Cục Trinh sát, Bộ Tư lệnh BĐBP xin xác lập Chuyên án đấu tranh để làm rõ tổ chức đường dây buôn bán phụ nữ qua biên giới.

Ngày 21-12, đơn vị nhận được điện Cục Trinh sát chỉ đạo: Nhất trí với chủ trương đề xuất của tỉnh lập chuyên án đấu tranh. Cần lưu ý xác định rõ đối tượng chủ mưu cầm đầu, vai trò, vị trí của các đối tượng trong đường dây, tổ chức bắt quả tang khi chúng đưa số phụ nữ qua biên giới.

Ngày 25-12, Ban chuyên án được thành lập đồng chí Chỉ huy trưởng là Trưởng ban, Trưởng Phòng Trinh sát là Phó ban, Đồn trưởng Đồn Chi ma là Ủy viên. Chuyên án mang Bí số 497M, với tư tưởng chỉ đạo là bắt đúng người, đúng tội, kết thúc nhanh, hiệu quả cao.

Ngày 5-3 cơ sở bí mật báo về: Đối tượng cùng một phụ nữ qua Trạm kiểm soát đi sang Trung Quốc. Nhận tin trên, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo đánh án, lực lượng bố trí theo hai hướng: hướng 1 kết hợp với lực lượng ở Trạm kiểm soát; hướng 2 cùng với đội tuần tra của Đồn mật phục ở khu vực đường mòn. Đúng 16 giờ ngày 6/3 tại khu vực Trạm kiểm soát xuất hiện 2 phụ nữ trà trộn vào số người qua lại chợ rồi vội vã vượt qua Trạm kiểm soát để đi sng Trung Quốc. Cùng lúc ấy. lực lượng kiểm soát nhận được ám hiệu của trinh sát ra kiểm tra tủ tục giấy tờ của họ. Do không có đủ giấy tờ xuất cảnh theo quy định, tổ Kiểm soát đã lập biên bản vi phạm quy chế biên phòng, yêu cầu 2 phụ nữ trên về Đồn làm rõ.

Qua một ngày đấu tranh khai thác, hai đối tượng tỏ ra rất lì lợm và quanh co, tìm đủ mọi lý lẽ để biện bạch cho hành vi tội lỗi. Họ luôn khăng khăng nói sang Trung Quốc để khảo sát giá cả một số mặt hàng, nếu được giá thì mua về nước bán kiếm lời. Vì không nắm được quy định nên không mang đủ giấy tờ mong các anh biên phòng thông cảm… Với những kinh nghiệm từng trải, đã nhiều lần trực tiếp đấu tranh với loại tội phạm này, đồng thời có sự hỗ trợ tích cực của phòng nghiệp vụ cấp trên, các trinh sát đã phân tích quá nhận định quá trình khai thác đối tượng. Từ cử chỉ, ánh mắt, lời nói đến bản tự khai…của họ, các trinh sát nhận định một trong hai người là nạn nhân. Trinh sát đã kết hợp chiến thuật vừa phân tích hành vi vi phạm vừa động viên giáo dục để đối tượng khai sự thật. Quả đúng như nhận định, sau nhiều lần tác động tâm lý, một trong hai người tên Nguyễn Thị Hồng đã khai báo, tố giác người còn lại là Lê Thị Lâm và đồng bọn tổ chức đưa người sang Trung Quốc để bán.

Căn cứ vào kết quả xác minh lời tố giác của Nguyễn Thị Hồng, Đồn Chi Ma đã ra lệnh bắt khẩn cấp Lê Thị Lâm, vì đã có hành vi tổ chức mua bán phụ nữ qua biên giới để tiếp tục điều tra, làm rõ đường dây, những đối tượng có liên quan. Tuy nhiên, Lê Thị Lâm vẫn một mực không nhận tội. Thị liên tục ôm bụng kêu đau và đòi đưa vào viện khám. Qua viện kiểm tra, không xác định bị bệnh gì nhưng thị vẫn ôm bụng kêu la. Theo chỉ đạo của Trưởng ban chuyên án: để thị Lâm ở lại viện theo dõi, điều trị, riêng Nguyễn Thị Hồng tiếp tục động viên lấy lời khai.

Nguyễn Thị Hồng sinh ra trong một gia đình nghèo có 6 người ở Hậu Lộc, Thanh Hóa. Trong gia đình, Hồng là con gái lớn nên hàng ngày phải lao động vất vả giúp đỡ bố mẹ nuôi các em. Trong khi đó bố Hồng lại là người nát rượu. Nhiều năm ròng mẹ con Hồng phải sống trong nhục nhã ê chề khi bố không có tiền mua rượu. Thương mẹ và các em Hồng quyết tâm trốn gia đình đi tìm việc làm. Ra Hà Nội, không có người thân quen, Hồng đi lang thang khắp phố phưòng tìm việc nhưng không được. Chiều hôm đó, khi đang lang thang trên Bờ Hồ thì Hồng gặp Lê Thị Lâm. Lâm tỏ ra rất thương và thông cảm với Hồng, thị đã rủ Hồng lên Lạng Sơn làm thuê đóng gói mì chính cùng mình với mức lương 600 nghìn đồng/tháng.

Ngày hôm sau cả hai cùng lên Lạng Sơn, đến thị xã Lâm thuê xe ôm chở cả hai đến căn nhà khu vực biên giới. Hồng không biết tên chủ nhà, chỉ biết đó là một phụ nữ ngoài 40 tuổi, người đậm khá tháo vát nhanh nhẹn. Hôm Lâm đưa Hồng đi qua biên giới sang Trung Quốc thì chủ nhà đi cùng nhưng cách nhau 30m. Lúc cả hai bị tạm giữ thì chủ nhà cũng biến mất.

Để xác minh lời khai của Hồng, trinh sát đã bố trí đưa Hồng trở lại khu vực cửa khẩu Chi Ma để xác định ngôi nhà mà Hồng và Lâm đã đến. Qua xác minh được biết, chủ ngôi nhà là Hà Thị Phòng, 41 tuổi ở bản Nà Phát, Yên Khoái, Lộc Bình. Phòng chưa có tiền án, tiền sự, tuy nhiên thời gian gần đây trinh sát cũng nhận được nhiều tin về Phòng có những quan hệ bất minh với một vài phần tử xấu và y thường lén lút sang Trung Quốc vào chiều tối khuya mới về. Tin trên, Ban chuyên án đã chỉ đạo lực lượng đánh án khéo léo tiếp cận Hà Thị Phòng để tác động thị tự thú và tố giác đồng bọn. Sau nhiều lần gặp gỡ, tiếp cận Phòng đã lên đồn trình báo việc tiếp tay cho Lê Thị Lâm và tên Hưng (không rõ địa chỉ) tổ chức nhiều vụ đưa phụ nữ Việt Nam sang Trung Quốc. Thị mong cơ quan pháp luật tha tội và hứa sẽ lấy công chuộc tội.

Như vậy, theo chỉ đạo của Ban chuyên án, lực lượng đánh án đã cảm hóa được Phòng, góp phần thúc đẩy cho chuyên án tiến triển, kết thúc sớm. Ngày 20-3, ta đã bố trí cho Hà Thị Phòng gặp Lê Thị Lâm để đối chất. Với nhân chứng rõ ràng, không thể chối cãi, thị Lâm đã cúi đầu nhận tội.

Lâm khai nhận: sinh năm 1976 tại Ái Mộ, Gia Lâm, Hà Nội. Bố mẹ li dị, anh trai Lâm nghiện hút, hàng ngày Lâm phải phụ giúp mẹ bán bánh mì ở bến xe Gia Lâm. Một hôm đang ngồi bán bánh mì ở bến xe thì Lâm gặp Hưng. Hưng giới thiệu là bạn chơi với anh trai Lâm, sống ở Lạng Sơn. Kể từ đó Hưng thường xuyên đến nhà Lâm chơi. Hôm đó, Hưng đến nhà Lâm và khoe vừa trúng số đề. Hưng đưa cho Lâm 100 ngàn và bảo mua đồ ăn mừng. Trong bữa ăn Hưng cố tình kể chuyện mình làm ăn gặp vận tốt nhiều tiền. Hưng đề nghị gia đình cho Lâm lên Lạng Sơn hỗ trợ kinh doanh công việc nhàn nhưng lương rất cao. Nghe vậy cả nhà Lâm mừng và nhất trí ngay. Sáng hôm sau, Hưng đưa cho gia đình Lâm 500 ngàn và nói là để hỗ trợ sinh hoạt gia đình, khi nào có lương của Lâm sẽ gửi về cho gia đình.

Khi xe chạy đến Bắc Giang, Lâm thấy có một phụ nữ vẫy xe. Người phụ nữ đó lên xe rồi ghé tai nói nhỏ với Hưng rồi trở lại đưa một cô gái khoảng 30 tuổi, tên là Mai lên xe và bảo là lên Lạng Sơn làm ăn. Tới Lạng Sơn trời xế chiều, Hưng gọi xe ôm chở ba người về nhà Hà Thị Phòng ăn cơm. Ăn xong, Hưng bảo cả hai chị em giúp đi lấy hàng về để đóng gói.

Khoảng 19 giờ, Hà Thị Phòng đưa Lâm và Mai sang Trung Quốc bằng đường tắt. Hưng không đi cùng mà hẹn gặp nhau tại Ái Điểm, Trung Quốc. Đến nơi Lâm mới nhận ra mình bị lừa bán cho người đàn ông 50 tuổi, còn Mai không biết thế nào. Lâm chống cự đòi về, nhưng Hưng yêu cầu phải viết giấy cam đoan, khi về phải tìm đủ 4 người phụ nữ để Hưng đưa sang Trung Quốc thì sẽ xóa nợ 500 ngàn cho Lâm.

Về Việt Nam, Hưng đã mua gạch cho gia đình Lâm để chuẩn bị làm nhà. Hưng không đòi tiền nhưng vẫn tiếp tục giục Lâm thực hiện cam kết. Đầu tháng 12-1997 Lâm làm quen được một cô gái tên Xuân, 26 tuổi ở Phú Thọ. Lâm báo cho Hưng và cả hai đã dùng phương pháp dụ dỗ tiền lương cao, công việc nhàn và lừa bán Xuân sang Trung Quốc. Tuy nhiên bán Xuân cho ai, bao nhiêu tiền thì Lâm không được biết. Đến tháng 4-1997, Lâm phát hiện Nguyệt, 35 tuổi quê ở Nam Định bỏ nhà lên Hà Nội. Lâm đã báo cho Hưng và cùng lừa Nguyệt bán sang Trung Quốc.

Lần này Hưng trả Lâm 100 ngàn tiền công. Tháng 3-1998, Hưng đến nhà làm chơi và nói phát hiện một cô gái lang thang ở Bờ Hồ, thế là cả hai cùng đi xe ôm đến để xem mặt. Đến nơi, lúc này Nguyễn Thị Hồng đang ngủ gục, Hưng bảo Lâm đến làm quen, rủ đi Lạng Sơn đóng hàng lương cao. Khi đã dụ dỗ được Hồng, ngày hôm sau Lâm đưa Hồng lên Lạng Sơn và đưa vào nhà Hà Thị Phòng nghỉ ngơi. Hưng không đi cùng và hẹn nhau gặp ở Trung Quốc. Sự việc tiếp theo diễn ra như đã nêu ở phần đầu.

Sau khi hoàn tất hồ sơ, xét thấy đây là vụ án phức tạp và nghiêm trọng. Kẻ chủ mưu đã thiết lập một đường dây đưa đón phụ nữ Việt Nam ra nước ngoài bán nhiều lần, với thủ đoạn hết sức tinh vi và xảo quyệt, liên quan cả đối tượng trong nội địa, ngoại tỉnh. Ban chuyên án chỉ đạo bàn giao đối tượng cho Công an tỉnh thụ lý điều tra, Nguyễn Thị Hồng được Ủy ban bảo vệ bà mẹ trẻ em và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh giúp đỡ đoàn tụ với gia đình.

Chuyên án 497M kết thúc. Đây cũng là bải học giáo dục sâu sắc cho chị em phụ nữ nhẹ dạ cả tin, ham kiếm tiền một cách nhanh chóng.

Mai Anh

Nguồn Biên Phòng: http://bienphong.com.vn/ke-buon-nguoi-sa-luoi/