Kể chuyện cổ tích để giúp robot tránh thực hiện hành vi trái đạo đức

Kể cho robot nghe những câu chuyện cổ tích để rèn luyện đạo đức của chúng, đó là ý tưởng của các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Georgia (Mỹ). Từ lâu, chúng ta đã biết truyện cổ tích có nhiều công dụng, chẳng hạn như giải trí, thúc đẩy trí tưởng tượng, dạy các kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, truyện cũng có thể cung cấp những bài học đạo đức, làm nổi lên những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi không tuân theo các quy luật xã hội. Giờ đây, bằng cách dạy các bài học đạo đức cho trí thông minh nhân tạo qua câu chuyện, các nhà khoa học hy vọng họ sẽ giúp ngăn chặn khả năng làm hại đến loài người của AI, vốn từng được dự đoán và lo sợ bởi một số các tên tuổi lớn nhất trong làng khoa học - công nghệ, bao gồm Stephen Hawking, Elon Musk và cả Bill Gates.

Kể cho robot nghe những câu chuyện cổ tích để rèn luyện đạo đức của chúng, đó là ý tưởng của các nhà khoa học đến từ Viện Công nghệ Georgia (Mỹ). Từ lâu, chúng ta đã biết truyện cổ tích có nhiều công dụng, chẳng hạn như giải trí, thúc đẩy trí tưởng tượng, dạy các kỹ năng giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó, truyện cũng có thể cung cấp những bài học đạo đức, làm nổi lên những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi không tuân theo các quy luật xã hội. Giờ đây, bằng cách dạy các bài học đạo đức cho trí thông minh nhân tạo qua câu chuyện, các nhà khoa học hy vọng họ sẽ giúp ngăn chặn khả năng làm hại đến loài người của AI , vốn từng được dự đoán và lo sợ bởi một số các tên tuổi lớn nhất trong làng khoa học - công nghệ, bao gồm Stephen Hawking, Elon Musk và cả Bill Gates.

Để làm được điều này, nhóm nghiên cứu đã tạo ra một hệ thống AI mới gọi là “Quixote”. Khi những câu chuyện trong tập Nghìn lẻ một đêm được chuyển đến Quixote , hệ thống sẽ chuyển đổi các hành động khác nhau thành những tín hiệu khen thưởng hoặc hình phạt, tùy thuộc vào hành động. Vì vậy, khi Quixote lựa chọn cách giải quyết của nhân vật chính, vốn được ủng hộ trong câu chuyện, nó nhận được một tín hiệu khen thưởng. Nhưng khi nó cư xử theo hướng chống đối hoặc cho mình là người ngoài cuộc, nó nhận một tín hiệu phạt.

pepper - chú robot dễ thương mà con người đã tạo ra. Ảnh: Thenypost.

Câu chuyện ví dụ liên quan đến tình huống đi tìm một dược sĩ để mua thuốc cho con người càng nhanh càng tốt, và robot có ba lựa chọn: Xếp hàng và chờ đợi; tương tác với dược sĩ một cách lịch sự để nhanh chóng mua thuốc; hoặc có thể ăn cắp thuốc và bỏ chạy. Không một chỉ thị nào khác được đưa ra, robot hoàn toàn tự chủ trong việc kết luận xem đâu là phương án hiệu quả nhất để đạt được mục đích của mình. Quixote sẽ nhận được một tín hiệu khen thưởng nếu lịch sự xếp hàng và chờ mua thuốc, và một tín hiệu hình phạt đối với tội ăn cắp. Bằng cách này, nó sẽ học được cách cư xử có ‘đạo đức’ sau kịch bản đó.

“Những câu chuyện thu thập từ các nền văn hóa khác nhau dạy trẻ lối cư xử theo cách mà xã hội chấp nhận, với các ví dụ về hành vi thích hợp và không thích hợp trong truyện ngụ ngôn, tiểu thuyết hay những tác phẩm văn học khác”, Mark Riedl - Giáo sư thuộc Viện công nghệ Georgia, người đã làm việc với nhà khoa học Brent Harrison trong nghiên cứu, cho biết. “Chúng tôi tin rằng việc hiểu các câu chuyện có thể khiến robot loại bỏ sự xuất hiện của những hành vi không tốt, đồng thời không gây hại cho người và vẫn đạt được mục đích của nó. AI sẽ hội nhập văn hóa để nhận được giá trị trong một xã hội cụ thể, và khi làm như vậy, nó sẽ cố gắng tránh những hành vi không thể chấp nhận. Cho robot khả năng đọc và hiểu các mẩu chuyện của chúng ta có thể là phương pháp thích hợp nhất, khi không có sự hướng dẫn cụ thể từ phía con người”.

Theo: Popsci

Nguồn Tinh Tế: http://tinhte.vn/threads/ke-chuyen-co-tich-de-giup-robot-tranh-thuc-hien-hanh-vi-trai-dao-duc.2553198/