Kế hoạch lên mặt trăng (bài cuối)

Để có được hình ảnh chất lượng cao cần thiết lựa chọn làm những địa điểm hạ cánh của tàu Apollo trên mặt trăng, ngay từ năm 1961, giới chức NASA đã liên hệ với Văn phòng trinh sát quốc gia (NRO) về việc dùng các camera được phân loại để thăm dò mặt trăng. Cuối cùng NASA đã chọn được hệ thống đọc phim SAMOS E-1 của hãng Kodak là ứng viên sáng giá. E-1 đã bay vài lần trước khi tất cả hệ thống đọc phim SAMOS bị hủy bỏ vào cuối năm đó.

Không hề ngạc nhiên khi NASA chọn bỏ thầu của Boeing tích hợp camera E-1 cho chương trình Quỹ đạo Mặt trăng mới. Thỏa thuận năm 1963 đã được sửa đổi vào năm 1964 bởi lo ngại rằng NASA không thể duy trì an ninh. Trong trường hợp Tàu quỹ đạo Mặt trăng không tạo ra được bức ảnh cần thiết để chọn địa điểm hạ cánh cho tàu Apollo thì NASA lên kế hoạch dùng một camera được phân loại khác trong sứ mạng quỹ đạo Mặt trăng có người lái để chụp ảnh. Tháng 4/1964, NASA và NRO cùng ký vào “Thỏa thuận DoD-NASA về chương trình khảo sát và lập bản đồ Mặt trăng có người lái của NASA” (chưa được phân loại) nhằm thiết lập dự án. Nó có các phụ lục mã hóa và vẫn tiếp tục được phân loại cho đến ngày nay. Trong dự án mang tên mã UPWARD, camera có độ phân giải cao được chọn là GAMBIT 1.

James E Webb, quản trị viên NASA trong giai đoạn 1961-1968. Ảnh nguồn: NASA.

Hạn chế của chương trình viễn thám

Các chương trình viễn thám của NASA hứa hẹn thu thập dữ liệu khoa học quan trọng đối với nhiều ngành, đồng thời xúc tiến hợp tác quốc tế. Tuy nhiên, có hai vấn đề: Trước hết là khi công bố hình ảnh về những địa điểm nhạy cảm của nước ngoài có thể dẫn đến nỗ lực mới của Liên Xô nhằm hạn chế quan sát từ không gian.

Và việc các công nghệ mật được phân loại hoặc tương đương có thể vô tình để lộ những khả năng do thám của Mỹ, ngẫu nhiên hỗ trợ cho các nước khác phát triển những biện pháp đối phó. Kết quả là, ngoại trừ những vệ tinh thời tiết tạo ra những bức ảnh có độ phân giải rất thấp thì tất cả các hoạt động chụp ảnh trái đất từ vũ trụ của NASA đều được giám sát chặt chẽ. Vào tháng 8/1965, NRO và NASA cùng tiến tới thỏa thuận giới hạn các khả năng của cảm biến tạo hình ảnh dựa trên vũ trụ của NASA.

Thỏa thuận này cũng yêu cầu NRO xem xét tất cả các hoạt động liên quan đến trinh sát của NASA như đã được định nghĩa rộng rãi trong thỏa thuận. Vào tháng 12/1965, việc chụp ảnh về những địa điểm nhạy cảm trong chương trình Gemini đã khiến Giám đốc tình báo trung ương (DCI) thiết lập quy trình xem xét của các cơ quan tình báo của mọi bức hành chụp phi hành gia trước khi chúng được công bố. Điều này vẫn được tiếp tục trong chương trình Apollo-Soyuz vào năm 1975.

Có rất ít thông tin về những hình ảnh được giữ lại trong suốt nhiều năm. Ngoài ra từ sứ mạng Apollo 6 vào năm 1968, NASA đã yêu cầu gửi những thử nghiệm chụp ảnh cho các cơ quan tình báo trước mỗi chuyến bay. Việc này cũng được thực hiện trong sứ mạng Apollo-Soyuz năm 1975. Các cơ quan tình báo đôi khi áp đặt những giới hạn đối với các thí nghiệm đề xuất, như trong trường hợp Camera địa hình trái đất được thực hiện trên đài quan sát Skylab ngoài vũ trụ.

Theo chỉ đạo của Ngoại trưởng Mỹ, Ủy ban ghi nhớ hành động an ninh quốc gia liên ngành 156 (gọi tắt Ủy ban 156) đã xem xét những kế hoạch chở cảm biến tạo hình ảnh của NASA trong Chương trình ứng dụng Apollo. Báo cáo vào tháng 7/1966 đã tái xác nhận giới hạn kỹ thuật trong Thỏa thuận NASA-NRO, song cũng tán thành chương trình viễn thám dựa trên không gian do nhiều lợi ích chính trị và khoa học tiềm năng. Tháng 9/1966, NASA và DoD cùng ký kết “Chương trình khảo sát tài nguyên trái đất phối hợp DOD-NASA” để giám sát các chương trình của NASA. Hai ủy ban được ủy quyền để thực hiện thỏa thuận này đã hoạt động rất năng nổ trong 4 năm họ gặp nhau, đặc biệt là Ủy ban điều phối các ứng dụng khảo sát chung NASA-NRO. Chương trình ứng dụng Apollo đã được sự ủng hộ của Nhà Trắng và Quốc hội vào cuối thập niên 1960, NASA quay sang phát triển các vệ tinh Landsat nhằm tiến hành viễn thám có hệ thống, lần đầu tiên được phóng vào tháng 7/1972.

NASA đã lên kế hoạch phóng Radar khẩu độ tổng hợp (SAR) (thiết bị đầu tiên bay công khai trong vũ trụ) trên vệ tinh SEASAT-A dự kiến phóng vào năm 1978 (NRO đã thử nghiệm SAR vào cuối năm 1964 trong Dự án QUILL. NASA được cho là đã phóng vệ tinh SAR hoạt động đầu tiên trong năm 1988). Tham mưu trưởng liên quân kết luận rằng SAR không tham gia vào các công nghệ nhạy cảm nhưng nó có thể thực hiện do thám các lực lượng quân đội Mỹ.

Lúc đầu thì phản đối nhưng cuối cùng NASA đã đồng ý kết hợp thiết bị bật / tắt và thông báo trước 24 tiếng cho Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) về các kế hoạch chụp ảnh, và chấp nhận các hạn chế về thu thập hình ảnh trên khắp lãnh thổ Mỹ. Hồi đầu thập niên 1970, 2 ủy ban được ủy quyền theo Thỏa thuận DoD-NASA tháng 9/1966 về giám sát chương trình viễn thám của NASA đã không còn họp nữa, chưa rõ lý do. Đến tháng 8 năm 1975, DoD, CIA và NASA cùng ký thỏa thuận thành lập Ban đánh giá chương trình và 2 ủy ban trực thuộc để thực hiện những chức năng này.

Nên biết rằng các quy trình xem xét trước và sau nhiệm vụ bởi các cơ quan tình báo đã không được sử dụng thường xuyên trong chương trình tàu con thoi. Tuy nhiên, trước những lo ngại về việc phổ biến công khai hình ảnh về các chuyến bay từ cuối năm 1983 mà Nhà Trắng đã ra chỉ thị rằng NASA phải làm việc với các cơ quan an ninh quốc gia để đánh giá hình ảnh từ những sứ mạng sau này.

Chuyến bay con thoi đầu tiên STS-1 vào năm 1981. Ảnh nguồn: NASA.

Vệ tinh ứng dụng và yêu cầu an ninh quốc gia

Những loại vệ tinh viễn thám, trắc địa và thời tiết của NASA đã thu được nhiều dữ liệu đáp ứng các yêu cầu dân sự và cả an ninh quốc gia. DoD dùng nó để nhắm mục tiêu tên lửa tầm xa. Nhờ trắc địa bằng vệ tinh đã dẫn đến những cách đo đạc chính xác hơn nhiều. Trong năm 1960, DoD và NASA đã thành lập chương trình vệ tinh trắc địa chung ANNA.

Tuy vậy NASA đã từ chối tham gia cho đến khi DoD quả quyết rằng phần lớn dữ liệu sẽ không được phân loại. Tới năm 1964, DoD và NASA cùng thành lập Chương trình vệ tinh trắc địa quốc gia (NGSP). Cả DoD và NASA đều yêu cầu dữ liệu từ 5 vệ tinh được phóng trong giai đoạn 1964-1968, nhưng DoD cũng thu thập nó từ các thiết bị đo bởi vệ tinh của riêng họ như CORONA và SECOR.

Hầu hết thì DoD từ chối chia sẻ dữ liệu thô từ các vệ tinh của họ với NASA và dữ liệu được xử lý chính xác hơn so với những gì thu được từ NGSP. Năm 1968, cuộc xung đột kết quả giữa DoD và NASA đối với cách thức thực hành đã thu hút sự chú ý của Tổng thống Johnson, nhưng tình hình không có dấu hiệu cải thiện. NASA đã lên kế hoạch phóng Vệ tinh đại dương thử nghiệm địa động lực học 3 (GEOS-3) với một máy đo độ cao radar có dữ liệu sẽ tạo ra những mô hình trọng lực chính xác hơn so với bất kỳ thiết bị đo đạc nào từ trước đó.

Dữ liệu này sẽ đáp ứng các yêu cầu dân sự và Hải quân Mỹ nhằm cải thiện độ chính xác của tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Vì Liên Xô cũng sử dụng cho mục đích tương tự nên DoD đã yêu cầu NASA mã hóa dữ liệu, hạn chế việc thu thập dữ liệu trên những khu vực đại dương nơi có tàu ngầm tên lửa đạn đạo Liên Xô hoạt động, hoặc trì hoãn kế hoạch phóng vào tháng 4/1975 cho đến khi vấn đề có thể được xử lý rốt ráo.

DoD cũng yêu cầu mã hóa dữ liệu từ máy đo độ cao radar được lên kế hoạch cho vệ tinh SEASAT-A. NASA từ chối những yêu cầu này, song nhanh chóng nhất trí hạn chế phổ biến dữ liệu GEOS-3 được thu thập trên những khu vực có các tàu ngầm tên lửa đạn đạo Liên Xô hoạt động. NASA và DoD tiếp tục đấu tranh về việc mã hóa dữ liệu máy đo độ cao radar SEASAT-A. Năm 1976, NASA đề xuất thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo để tránh mã hóa, nhưng DoD bác việc này dựa trên cơ sở rằng quỹ đạo ban đầu sẽ cho dữ liệu tốt nhất để cải thiện độ chính xác SLBM.

Khi lãnh đạo dân sự mới của DoD lên cầm quyền đã khẳng định rằng Liên Xô sẽ không được hưởng lợi từ dữ liệu máy đo độ cao radar của cả GEOS-3 và SEASAT-A thì đến tháng 5/1977, Tổng thống Carter đã hạ lệnh rằng mọi thứ cần phải được phổ biến công khai. Dữ liệu đa phổ thu được từ các vệ tinh viễn thám Landsat ban đầu được đánh giá là có ít giá trị tình báo. Tuy nhiên với tầm quan trọng ngày càng tăng của những ước tính tình báo về sản lượng lúa mì Liên Xô mà CIA sớm bắt đầu dùng hình ảnh cho mục đích này.

Chương trình tàu con thoi

Chương trình tàu con thoi thể hiện sự hợp tác dài nhất và sâu sắc nhất của NASA với DoD và các cơ quan tình báo. Với rất ít sự hỗ trợ cho trạm vũ trụ hoặc sứ mạng Sao Hỏa được đề xuất, NASA nhanh chóng tập trung vào tàu con thoi có thể tái sử dụng là chương trình hậu Apollo chính và làm việc chặt chẽ với DoD nhằm đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu. Đó là yêu cầu về một tàu con thoi lớn hơn, khoang hàng rộng rãi hơn, tải trọng nhiều hơn cùng tầm hoạt động xa hơn nhu cầu của NASA, và mong DoD hỗ trợ cho dự án.

Tháng giêng năm 1972, Tổng thống Nixon đã phê chuẩn phát triển tàu con thoi kích cỡ toàn diện đáp ứng các thông số của DoD, sứ mạng hoạt động đầu tiên dự kiến là năm 1978. DoD đã nhanh chóng sử dụng tàu con thoi trong nhiều nhiệm vụ khác nhau. Ban đầu DoD dự định hoạt động khoảng 20 sứ mạng tàu con thoi hàng năm trong giai đoạn 1978-1990 và chuyển mọi tải trọng của nó từ các phương tiện phóng có thể tiêu hao (ELV) sang tàu con thoi một khi nó đã được chứng minh độ tin cậy và lợi ích kinh tế.

Dù NASA đã chi trả phần lớn chi phí của Chương trình tàu con thoi, nhưng DoD đã có những khoản chi khá lớn như việc xây dựng khu phức hợp phóng ở Căn cứ không quân Vandenberg (Santa Barbara, California) và Giai đoạn trên quán tính để đưa tải trọng vào quỹ đạo cao hơn. Năm 1977 khi Văn phòng quản lý và ngân sách đề xuất giảm quy mô chương trình do chi phí tốn kém và các trục trặc kỹ thuật, ban đầu DoD lập luận rằng cả 2 khu phức hợp phóng Vandenberg và Trung tâm không gian Kennedy cùng 5 tàu quỹ đạo phải được xây dựng; tuy nhiên sau đó DoD quyết định rằng hoàn thiện quỹ đạo thứ 5 không quan trọng, còn Tổng thống Carter hạ lệnh tương lai hãy bàn đến việc xây dựng những thứ đó.

DoD khước từ trả bất kỳ chi phí nào cho các tàu quỹ đạo. Năm 1985, DoD lên kế hoạch chuyển mọi tải trọng lên tàu con thoi ở cả 2 khu phức hợp và chấm dứt khả năng phóng dự phòng trên ELV. DoD cũng lên kế hoạch bắt đầu bay trên tàu con thoi trong năm 1985, các vệ tinh mới mà do cấu hình hoặc trọng lượng của chúng không được phóng lên các ELV hiện có.

Do những vấn đề về tính khả dụng của tàu con thoi khiến DoD trì hoãn quá trình chuyển đổi một số vệ tinh sang nó cùng sự thiếu hụt hiệu suất đã khiến NASA nghiên cứu những biện pháp tăng lực đẩy để loại bỏ chúng. DoD và các cơ quan tình báo ngày càng lo lắng về sự thiếu hụt, đặc biệt là việc tàu con thoi không thể phóng bất kỳ vệ tinh trinh sát nào từ căn cứ Vandenberg.

Năm 1985, sau trận chiến dài hơi với NASA, DoD nhận được bút phê của Tổng thống Reagan để có được 10 phương tiện phóng có thể tiêu hao mới (ELV, cuối cùng là Titan IV) có thể phóng tải trọng cùng kích cỡ và trọng lượng mà tàu con thoi được thiết kế để xử lý. Trước vụ tai nạn tàu con thoi Challenger vào tháng Giêng năm 1986, tàu con thoi đã thực hiện vài thí nghiệm (được phân loại và không được phân loại) của DoD cũng như đã phóng vệ tinh trong 2 nhiệm vụ chuyên dụng (được phân loại).

Bởi vì cả NASA và DoD cùng có quá ít ELV tại thời điểm đó và tàu con thoi không bay trở lại trong suốt 3 năm, nên vụ tai nạn Challenger đã làm đình trệ việc này. NASA cũng đã hủy bỏ hầu hết những biện pháp nâng cao hiệu suất vì lý do an toàn, và vì thế tàu con thoi vẫn không thể mang bất kỳ vệ tinh trinh sát nào từ Vandenberg và tải trọng được chọn từ Trung tâm không gian Kennedy. Năm 1986, Tổng thống Reagan ra chỉ đạo rằng DoD được phép mua thêm Titan IV và ELV hạng trung mới. Sau 8 nhiệm vụ tàu con thoi chuyên dụng, được phân loại trong giai đoạn 1988-1992, DoD không còn sử dụng nó để đặt các vệ tinh lên quỹ đạo, và một lần nữa bắt đầu phóng tất cả chúng bằng ELV.

Nguyễn Thanh Hải (Tổng hợp)

Nguồn ANTG: https://antg.cand.com.vn/ho-so-mat/ke-hoach-len-mat-trang-bai-cuoi--i693629/