Kế hoạch trấn áp và giành lại bầu trời của F-16

Máy bay chiến đấu F-16 không phải là 'viên đạn ma thuật' ở Ukraine, nhưng vũ khí của chúng sẽ rất quan trọng.

Chiến đấu cơ F-16 của Mỹ

Michael Bohnert - Cựu kỹ sư tại phòng thí nghiệm hạt nhân của hải quân Mỹ, mới đây đã có bài viết nhận định về tính hiệu quả của chiến đấu cơ F-16 mà một số nước được cho là sắp gửi cho Ukraine để phục vụ cho cuộc chiến.

Trong khi hầu hết các cuộc thảo luận đều tập trung vào tính năng không đối không của F-16, thì một câu hỏi đặt ra là tác động rộng hơn của việc triển khai F-16 với loại vũ khí phù hợp liệu có làm giảm các cuộc tấn công của Nga hay không.

Được biết, tên lửa đất đối không (SAM) và pháo phòng không mang lại phần lớn quyền kiểm soát trên không cho cả Nga và Ukraine.

F-16 có thể tránh SAM của đối phương bằng cách bay thấp, đồng thời có thể giao chiến với các máy bay đang làm điều tương tự.

Vai trò đầu tiên của F-16 có thể sẽ là hỗ trợ phòng không bằng cách đánh chặn tên lửa hành trình. Do khả năng tấn công tên lửa đều đặn vào Ukraine của Nga còn thấp nên chỉ cần một số chiếc F-16 để đánh chặn tên lửa hành trình bay vào không phận Ukraine cũng có thể mang lại sự cứu trợ cần thiết đối với các SAM nhằm vào Ukraine.

Một số nhà bình luận đã nhấn mạnh khả năng của F-16 trong việc triển khai tên lửa hành trình và các loại vũ khí khác để tấn công và ngăn chặn như tên lửa Storm Shadow. Tuy nhiên, những loại vũ khí đó rất khan hiếm, và F-16 chỉ cung cấp năng lực bổ sung hạn chế trừ khi Ukraine nhận được một lượng lớn vũ khí không đối đất.

Bên cạnh đó, khi Ukraine sử dụng thành thạo F-16, nhiệm vụ tiếp theo sẽ là trấn áp tên lửa SAM của đối phương, một nhiệm vụ phức tạp hơn là tấn công đối đầu.

Những chiếc F-16 rất phù hợp để vận hành các tên lửa AGM-88 mà Ukraine đã được cấp để ngăn chặn các tên lửa SAM của Nga. Những tên lửa SAM bị phá hủy này của Nga rất đắt tiền và khó có thể thay thế nhanh chóng.

Việc tiêu hao SAM là rất quan trọng để Ukraine giành được ưu thế trên không, cải thiện đáng kể khả năng sống sót của máy bay không người lái và lực lượng mặt đất.

Theo ông Bohnert, trong số khoảng 60 chiếc F-16 được hứa hẹn, chỉ có khoảng 10 chiếc được mong đợi đến Ukraine vào đầu năm 2024. Khi có nhiều F-16 đến hơn, các nhiệm vụ có tác động cao hơn sẽ trở nên khả thi.

Tuy nhiên, chỉ F-16 thôi là chưa đủ. Họ yêu cầu đào tạo, hỗ trợ phi hành đoàn, liên lạc, cảnh báo sớm, hệ thống điện tử hàng không và đạn dược được nâng cấp.

Cơ sở hạ tầng này phải mất nhiều năm để phát triển và khó có thể được triển khai đầy đủ trong khung thời gian xung đột. Cho đến nay, có rất ít thảo luận công khai về chính xác những gì F-16 đã cam kết sẽ có về khả năng và cơ sở hạ tầng hỗ trợ.

Ngoài khả năng cao là Ukraine sẽ nhận được thêm các tên lửa AGM-88 và đạn tấn công trực tiếp hỗn hợp (JDAM), không có tiết lộ công khai nào khác về đạn F-16 được công bố.

Các tên lửa không đối không (AAM) tầm xa có khả năng mạnh nhất của NATO là AIM-120D của Mỹ và Meteor của Anh cũng rất cần thiết để vượt qua các tên lửa AAM tầm xa của Nga, nhưng cả hai đều chưa được cam kết.

Một chiếc F-16 với bất kỳ tên lửa AAM nào vẫn là một sự cải tiến so với những chiếc MIG-29 hiện tại của Ukraine.

Nếu F-16 của Ukraine dự kiến tấn công các mục tiêu trên mặt đất, chúng sẽ cần có loại đạn phù hợp.

Liệu F-16 có giành chiến thắng trong cuộc chiến cho Ukraine?. “Chắc chắn là không”, nhiều nhà phân tích quân sự khẳng định.

Chỉ có những thắng lợi trên bộ và những tổn thất không thể chấp nhận được của Nga mới buộc Moscow phải đàm phán.

Hỗ trợ quan trọng nhất cho Ukraine vẫn là pháo binh, thiết bị y tế, vũ khí bộ binh, phương tiện mặt đất và máy bay không người lái.

Tuy nhiên, cam kết lâu dài trong việc hỗ trợ lực lượng F-16 được trang bị tốt, quy mô lớn, sẽ nâng cao khả năng thành công của Ukraine ngay cả khi F-16 không bao giờ bắn trúng máy bay chiến đấu Nga.

Theo Defense news

Hoàng Vân

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/ke-hoach-tran-ap-va-gianh-lai-bau-troi-cua-f-16-post656357.html