Kết nối thương hiệu doanh nghiệp và cá nhân: Chìa khóa thành công

Xây dựng thương hiệu thành công là một trong những chìa khóa để thu hút khách hàng và phát triển doanh nghiệp một cách nhất quán. Hầu hết các nhà tiếp thị đều nói thương hiệu là cốt lõi của chiến lược tiếp thị. Tuy nhiên, nhiều người đang nhầm lẫn giữa xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và cá nhân.Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và cá nhân Kết nối thương hiệu cá nhân và doanh nghiệpMỗi nhân viên là một đại sứ thương hiệu

Theo David Ogilvy, “cha đẻ” của ngành quảng cáo, thương hiệu là tập hợp của những yếu tố định tính của sản phẩm. Theo khía cạnh kiểm toán, thương hiệu là nhãn hiệu và tất cả các giá trị liên quan. Trong khi đó, nhiều nhà quản trị cho rằng thương hiệu chính là nhận thức về nhãn hiệu trong tâm trí của khách hàng.

Thông thường thuật ngữ thương hiệu sẽ gắn liền với các công ty lớn như Coca-Cola, Apple và Marlboro. Các công ty này được cho là một trong những thương hiệu doanh nghiệp dễ nhận biết nhất của Hoa Kỳ. Thương hiệu của họ đại diện cho đặc trưng của công ty.

Theo cách nói của Chartered Institute of Marketing, một thương hiệu không chỉ đơn thuần là một logo mà là tập hợp các thuộc tính vật lý của một sản phẩm hoặc dịch vụ, cùng với những niềm tin và kỳ vọng xung quanh nó. Nói một cách đơn giản, thương hiệu công ty thành công gợi lên trong tâm trí khán giả những sản phẩm và giá trị mà công ty mang lại.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hàng chất lượng giá tốt nhất, nhưng chưa chắc đã bán tốt nhất. Giá cao chưa chắc đã thất bại. Rất nhiều khách hàng mua dựa trên một yếu tố đó chính là giá trị tài sản thương hiệu. Có đến hàng trăm các thương hiệu xa xỉ trên thị trường vẫn sống tốt là nhờ yếu tố này.

Người mua hiểu rằng, lúc này không đơn thuần chỉ là nhu cầu sử dụng mà còn là các giá trị nhận được về sau, có thể là sự kiêu hãnh, hay đơn giản là 1 chế độ bảo hành chuyên nghiệp. Thậm chí có những thứ tác động chả liên quan lắm đến sản phẩm, như là giá trị cổ phiếu đang tăng của doanh nghiệp hay thông tin về việc doanh nghiệp nghiên cứu thành công ứng dụng mới.

Ngược lại, thương hiệu cá nhân là tổng hợp tất cả những ấn tượng, niềm tin và tri giác mà con người ta nhìn nhận một cá nhân. Nó chính là hình ảnh của một người trước công chúng, bao gồm cách mọi người nhìn nhận về ngoại hình, tính cách, lối sống, các giá trị mà người đó đóng góp cho xã hội và niềm tin, sự kỳ vọng mà khán giả dành cho họ.

Chỉ vài thập kỷ trước, rất ít CEO của các thương hiệu hàng đầu được công chúng biết đến rộng rãi. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ đáng chú ý như nhà sáng lập Apple Steve Jobs, người có thương hiệu cá nhân gắn bó chặt chẽ với thương hiệu Apple.

Sự ra đời của phương tiện truyền thông xã hội và tiếp thị kỹ thuật số đã thay đổi sân chơi cho việc xây dựng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp. Nhiều nhà sáng lập doanh nghiệp có sức hút đã sử dụng thương hiệu và nền tảng cá nhân để thúc đẩy vận may của công ty. Một số khác tự khẳng định mình là nhà lãnh đạo tư tưởng trong lĩnh vực của họ, xây dựng thương hiệu cá nhân như một phần trong chiến lược tiếp thị của tổ chức.

Ảnh minh họa

Việc kết nối thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp mang lại lợi ích cho cả hai bên, tạo ra sức mạnh tổng hợp giúp cả tập đoàn và cá nhân mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Trong thời đại số và truyền thông xã hội, không chỉ làm tốt công việc kinh doanh, các nhà sáng lập cần phải định vị bản thân như một chuyên gia và sử dụng các mối quan hệ của mình để xây dựng khách hàng tiềm năng đủ điều kiện, sẵn sàng chi tiền cho sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp.

Thương hiệu cá nhân có thể xây dựng lòng tin giữa doanh nghiệp với khách hàng. Bởi thời đại trực tuyến đầy cạnh tranh và bất ngờ, khách hàng luôn luôn nghiên cứu các doanh nghiệp, đặc biệt là những người đứng sau như CEO hay những người có chức vụ cao trong công ty trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Họ sẽ ưu tiên lựa chọn các đơn vị mà họ cảm thấy đáng tin cậy.

Không chỉ với nhà lãnh đạo, các doanh nghiệp cũng cần khuyến khích nhân viên của mình xây dựng thương hiệu cá nhân vững mạnh. Nhân viên chính là đại diện cho thương hiệu của doanh nghiệp ngay cả trong công việc và cuộc sống hàng ngày. Họ cũng chính là cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Mỗi người xây dựng niềm tin với khách hàng và để khách hàng đều xem họ là chuyên gia.

Việc cân bằng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp không phải lúc nào cũng đơn giản. Chỉ vài thập kỷ trước, các doanh nghiệp không cần phải quan tâm đến thương hiệu của nhân viên hoặc cách nhân viên tương tác với thương hiệu của chính họ.

Tuy nhiên, kể từ khi tiếp thị kỹ thuật số, đặc biệt là các phương tiện truyền thông xã hội ra đời, bối cảnh xây dựng thương hiệu đã thay đổi. Bất kỳ ai có hồ sơ trên mạng xã hội đều đang quản lý thương hiệu cá nhân của họ một cách có ý thức hoặc vô thức. Trong quá trình tham gia mạng xã hội, nhân viên rất có thể sẽ tương tác với thương hiệu doanh nghiệp nơi họ đang làm việc.

Điều này khiến vô số công ty phải đánh giá lại cách tiếp cận xây dựng thương hiệu của họ. Trước những lo ngại đó, việc cấm nhân viên tương tác với các phương tiện truyền thông xã hội của công ty có vẻ là một ý kiến hay, nhưng cách tiếp cận đó là không thực tế.

Hầu hết các công ty ngày nay chọn cách khuyến khích nhân viên chia sẻ nội dung và mở rộng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp. Họ đang tận dụng lợi thế của sự tín nhiệm ngày càng tăng mà người tiêu dùng gắn vào thông tin được chia sẻ bởi một cá nhân chứ không phải một công ty.

Ảnh minh họa

Doanh nghiệp thậm chí còn tận dụng sức mạnh của thương hiệu cá nhân thông qua việc thuê hoặc hợp tác với nhân sự nổi tiếng. Tận dụng thương hiệu cá nhân và doanh nghiệp có nghĩa là hợp tác để tìm ra chiến lược có lợi cho cả hai bên.

Là một nhà tuyển dụng, việc cấm sử dụng mạng xã hội tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc là không thực tế. Thay vào đó các công ty cần tạo ra các hướng dẫn truyền thông xã hội để nhân viên dễ làm theo. Các công ty đang yêu cầu nhân viên trung thực và tập trung vào các chủ đề tích cực mà không "xỉa xói" đối thủ cạnh tranh. Công ty khuyến khích nhân viên gắn bó với thương hiệu doanh nghiệp đồng thời tự xây dựng thương hiệu cá nhân của riêng mình.

Thương hiệu cá nhân của nhân viên có thể được hưởng lợi từ các liên kết tích cực với công ty. Khi sự công nhận của nhân viên như một nhà lãnh đạo tư tưởng, công ty sẽ có được sự tín nhiệm thông qua sự liên kết trên mạng xã hội.

Hiện nay, thương hiệu cá nhân và công ty đang trở nên liên kết với nhau hơn bao giờ hết. Các thương hiệu có tư duy tương lai hoạt động hiệu quả nhất bằng cách nắm lấy kết nối và thúc đẩy giao tiếp tích cực, cởi mở giữa thương hiệu và nhân viên.

Nguồn CL&XH: https://conglyxahoi.net.vn/kinh-te-doanh-nghiep/ket-noi-thuong-hieu-doanh-nghiep-va-ca-nhan-chia-khoa-thanh-cong-164850.html