Kết thúc buồn của tiểu thuyết 'Jurassic Park' được thay đổi trong phim

Theo trang CBR, việc đạo diễn Spielberg thay đổi số phận một số nhân vật trong phim 'Công viên kỷ Jura' có lẽ là một điều tốt. Nếu giữ nguyên bản gốc, sẽ không còn ai ở cuối phim.

Những người hâm mộ phim Jurassic World có lẽ muốn đi săn lùng tiểu thuyết gốc Jurassic Park của tác giả Michael Crichton. Nhưng công bằng mà nói, những ai từng xem phim chuyển thể của Steven Spielberg sẽ thấy tiểu thuyết gốc mang lại một trải nghiệm khác biệt rõ rệt. Phiên bản chuyển thể của Spielberg thực sự ít đổ máu hơn nhiều so với tiểu thuyết. Ảnh: CBR.

Trong tiểu thuyết, nhà triệu phú John Hammond, người khởi xướng ý tưởng thành lập công viên, chắc chắn không phải là ông già tốt bụng như miêu tả trong phim. Theo đó, Hammond là một doanh nhân mờ ám chưa bao giờ biết được cái giá của việc cố gắng kiểm soát các sinh vật. Do đó, ông ta đã tự đi đến hầm mộ của mình khi muốn củng cố vững chắc thêm công viên thay vì có cách tiếp cận nhân đạo hơn như trong phiên bản điện ảnh. Trong khi Hammond đã sống sót trong bộ phim chuyển thể thì trong sách gốc, nhân vật này chết tại hòn đảo giả tưởng Isla Nublar vào lúc mọi thứ được giải quyết và những người sống sót đang chờ giải cứu. Lúc đó ông ta đang lang thang tại một trong những con đường và bị một đàn khủng long Compsognathus tấn công. Ảnh: CBR.

Trong tác phẩm gốc, luật sư tàn ác Gennaro có một trong những cái chết ô nhục hơn cả trong phim. Dưới bàn tay của đạo diễn Spielberg, sau khi bỏ rơi bọn trẻ và chạy trốn vào nhà vệ sinh gần đó, khủng long bạo chúa T. Rex tóm lấy ông ta và xé thành từng mảnh. Còn trong tác phẩm gốc, Gennaro thoát khỏi cuộc truy tìm của T. Rex, sống sót sau sự cố ở công viên cùng một số người khác nhưng cuối cùng chết vì mắc bệnh kiết lị trong một chuyến công tác. Bi kịch này giảm đi đáng kể sự ấn tượng đối với độc giả. Ảnh: CBR.

Trong khi đó, nhân vật tiến sĩ Ian Malcolm trong phim lại được phóng đại quá mức. Tiến sĩ Ian Malcolm là một trong số ít người đã đánh giá ngay từ đầu rằng công viên là một ý tưởng tồi. Ông đã có câu nói nổi tiếng: "Cuộc sống luôn tìm ra lối đi". Mặc dù ông ấy nhận định đúng và biết mọi thứ sẽ diễn ra, ông không mong đợi chúng xảy ra. Trong tiểu thuyết, tiến sĩ Malcolm không chống chọi nổi với những vết thương do T. Rex gây ra và chết trong tình trạng mê sảng do morphine. Vì người hâm mộ yêu thích nhân vật này nên ở phần hai trong phim nêu việc "tuyên bố Ian Malcolm đã chết là vội vã", ông đã được cứu sống. Sự xuất hiện của nhân vật trong phim kịch tính hơn trong tiểu thuyết. Ảnh: CBR.

Lòng tham của Dennis Nedry khiến ông sụp đổ. Kỹ sư phần mềm Dennis Nedry nhận được công việc của mình bằng cách đưa tiền (dù ở mức thấp nhất) để phát triển công viên nhưng sau đó tỏ ra khó chịu khi không được trả nhiều tiền hơn. Lòng tham đã khiến ông ăn cắp phôi khủng long để bán. Trong tiểu thuyết, ông ta còn có thêm động lực lớn nữa là một khoản nợ khổng lồ. Trong cả phim và truyện, Nedry đều bị khủng long Dilophosaurus nuốt chửng. Tuy nhiên, trong tiểu thuyết, cái chết của ông sinh động hơn nhiều, được mô tả theo góc nhìn của nhân vật này khi mọi việc xảy ra. Sau đó, những người khác chỉ phát hiện ông ta chết khi khủng long đang nhấm nháp thức ăn thừa. Ảnh: CBR.

John Raymond Arnold được mô tả cái chết kỹ hơn trong truyện. John Raymond Arnold là kỹ sư trưởng đã phải trả giá cho sơ đồ thiết kế kém hiệu quả của công viên. Nhà kho bảo trì cần thiết để khởi động lại hệ thống nằm ngay cạnh nơi ở của đàn khủng long Velociraptor. Khi được giao nhiệm vụ đi tới đây để khởi động hệ thống điện, Arnold đã bị khủng long giết chết. Dù kết cục này được giữ nguyên trong cả phim và truyện, Arnold có ít thời gian xuất hiện trong phim hơn do một cơn bão bất ngờ diễn ra tại Hawaii và khiến cảnh quay của nhân vật này bị giảm đi. Ảnh: CBR.

Muldoon chết vì sự khăng khăng của diễn viên. Một điểm gây tranh cãi lớn đối với những người hâm mộ cuốn sách là cái chết của Muldoon trong phim. Trong phiên bản sách, Muldoon không chỉ sống sót mà còn tiêu diệt được một vài con chim ăn thịt. Còn trong phim, cái chết của Muldoon thực ra là ý tưởng của nam diễn viên Bob Peck. Khi ấy ông đang chiến đấu với căn bệnh ung thư và cảm thấy không tự tin khi xuất hiện trong các phần phim tiếp theo. Do đó, ông đề nghị nhân vật của mình nên bị giết. Các nhà làm phim đã đồng ý và cái chết trong phim của Muldoon được diễn ra. Ảnh: CBR.

Trong tiểu thuyết gốc, tiến sĩ Henry Wu gây ra ít hỗn loạn hơn. Giống với Hammond, người hâm mộ có thể ngạc nhiên khi biết rằng tiến sĩ Wu đã chết ngay trong phần truyện đầu tiên. Sau khi thể hiện sự kiêu ngạo của những người điều hành công viên, ông bị Velociraptor - một trong những con khủng long mà ông đã giúp mang về - giết chết. Còn trong phim, tiến sĩ Wu sống sót, rời khỏi công viên trước cơn bão cùng các nhân viên khác. Sau đó, ông đã tạo ra thêm nhiều quái vật khác trong các phần phim tiếp theo, như loài Indominous Rex và Indoraptor. Ảnh: CBR.

Minh Hoa

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/ket-thuc-buon-cua-tieu-thuyet-jurassic-park-duoc-thay-doi-trong-phim-post1419444.html