Khai mạc Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 8

Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 8 diễn ra với chủ đề 'Xây dựng quanhệ đối tác an ninh kiểu mới bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùngthắng'. Diễn đàn do Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc phối hợp với Việnchiến lược quốc tế Trung Quốc tổ chức.

Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, sáng 25/10, tại Trung tâm Hội nghịQuốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra lễ khai mạc Diễn đàn Hương Sơnlần thứ 8.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trungương, Bộ trưởng Quốc phòng dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự diễnđàn.

Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 8 diễn ra với chủ đề “Xây dựng quanhệ đối tác an ninh kiểu mới bình đẳng, tin cậy lẫn nhau, hợp tác cùngthắng”.

Trong thư gửi tới Diễn đàn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc TậpCận Bình nhấn mạnh Trung Quốc kiên trì con đường phát triển hòa bình,sẵn sàng hợp tác an ninh với tất cả các nước vì mục tiêu cùng thắng.

Tại phiên khai mạc, Thượng tướng Ngụy Phượng Hòa, Ủy viên Quốc vụ, Bộtrưởng Quốc phòng Trung Quốc, đã giới thiệu chính sách tăng cường hợptác, thúc đẩy đối thoại của quân đội Trung Quốc.

Ông cho biết Trung Quốc mong muốn xây dựng một cấu trúc an ninh ở khu vực mà các nước đều chấp nhận được.

Phát biếu tại phiên toàn thể thứ nhất về chủ đề hợp tác quản trị an ninhquốc tế, Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho rằng những diễn biến an ninh trênthế giới gần đây có nhiều vấn đề vượt ra ngoài dự báo thông thường,không phải lúc nào Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế cũngđược tôn trọng.

Khi lợi ích cục bộ, chủ nghĩa đơn phương bị đẩy cao thì những thách thứcđối với hiệu quả quản trị an ninh quốc tế cũng như đối với vai trò củaLiên hợp quốc và các cơ chế đa phương càng trở nên khó khăn, phức tạp.

Do đó, để quản trị an ninh quốc tế tốt hơn, các nước cần củng cố vữngchắc, thực chất hơn nữa các thể chế và cơ chế hợp tác. Các cơ chế hợptác đa phương không chỉ giúp cho các quốc gia tìm kiếm cơ hội cùng pháttriển, mà hơn nữa còn để giải quyết các bất đồng, tranh chấp và xung độtgiữa các bên, coi đó như một nhân tố mới làm thay đổi nền chính trị thếgiới hiện đại và thúc đẩy sự chuyển động định hình cấu trúc an ninh khuvực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch cho biết trong số các tổ chức và cơ chế hợp tácan ninh khu vực, Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có đóng gópquan trọng vào hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực, thông quacác biện pháp xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và quản lý xungđột.

Việc có 37 quốc gia ngoài ASEAN - trong đó có tất cả các nước lớn và cácnước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc - tham gia Hiệpước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) đã chứng tỏ hiệu quả vàthành công của ASEAN trong quản trị an ninh tại châu Á-Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, ASEAN còn tích cực khởi xướng và đóng vai trò trung tâmtrong cơ chế hợp tác an ninh nhằm tạo ra các diễn đàn, khuôn khổ để thúcđẩy đối thoại và hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh chung.

Các cơ chế hợp tác, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp caoĐông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN (ADMM) và đặc biệt làHội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM+), đã và đang phát huyhiệu quả trong xây dựng lòng tin, quản lý và ngăn ngừa xung đột tạichâu Á-Thái Bình Dương.

Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch phát biểu tại diễn đàn. (Ảnh: TTXVN)

Thành lập năm 2010 tại Hà Nội, ADMM+ đã phát huy vai trò của quân đội vàđối ngoại quốc phòng trong giải quyết các vấn đề an ninh khu vực, phùhợp với lợi ích của tất cả các nước; là cơ chế hợp tác quốc phòng, anninh quan trọng và hiệu quả nhất tại châu Á-Thái Bình Dương hiện nay.

Là một trong trong các đối tác chiến lược của ASEAN, Trung Quốc đã tíchcực ủng hộ và có nhiều đóng góp quan trọng trong các cơ chế hợp tác anninh do ASEAN giữ vai trò trung tâm, nhất là ADMM+, thông qua các sángkiến và biện pháp cụ thể, thiết thực.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện với Trung Quốc là lập trường chungcủa ASEAN, vì hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và phát triển.

Theo Đại tướng Ngô Xuân Lịch, một trong những thành công của ASEAN là cùng Trung Quốcthông qua Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đang tíchcực đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) nhằm duy trìhòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng không và hàng hải tạimột vùng biển có tầm quan trọng bậc nhất đối với thương mại toàn cầu.

Bộ trưởng Ngô Xuân Lịch khẳng định, là thành viên có trách nhiệm cuaẢSEAN, Việt Nam luôn coi trọng củng cố đoàn kết nội khối; tích cực, chủđộng đưa ra nhiều sáng kiến, đóng góp thiết thực vào các cơ chế hợp tácan ninh do ASEAN giữ vai trò trung tâm.

Việt Nam đang chuẩn bị để đảm nhận tốt vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020,trong đó mục tiêu tăng cường hợp tác với các nước trong và ngoài khu vựcgiải quyết các thách thức an ninh chung, nhất là thách thức an ninh phitruyền thống, thúc đẩy hợp tác phát triển vì lợi ích của mỗi nước, vìhòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên toàn thế giới.

Việt Nam cũng đã đảm nhiệm thành công vị trí Ủy viên không thường trựcHội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2008 -2009 và sẵn sàng đảm nhiệmvị trí này trong nhiệm kỳ 2020- 2021 để đóng góp nhiều hơn nữa vào sứmệnh duy trì hòa bình, ổn định và an ninh của Liên hợp quốc.

Bên cạnh đó, Đại tướng Ngô Xuân Lịch còn nhấn mạnh Việt Nam và TrungQuốc là hai nước láng giềng có mối quan hệ truyền thống lâu đời, như lơìphát biểu của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩaViệt Nam Nguyễn Phú Trọng: “Đây là tiền đề và động lực quan trọng đưaquan hệ hai nước tiếp tục phát triển ngày càng tốt đẹp vì lợi ích củanhân dân hai nước, khu vực và thế giới”.

Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định mối quanhệ truyền thống Trung-Việt là “tài sản chung quý báu của nhân dân hainước”. Mối quan hệ ấy đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước tiếptục kế thừa, phát triển lên một tầm cao mới trong khuôn khổ Đối tác Hợptác chiến lược toàn diện.

Đối với vấn đề trên biển, Việt Nam chủ trương kiên quyết, kiên trì giảiquyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luậtpháp quốc tế, tuân thủ quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biểnnăm 1982 và thỏa thuận giữa lãnh đạo cấp cao hai nước, không sử dụng vũlực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực; đảm bảo lợi ích của hai nước, đồng thơìtôn trọng lợi ích chính đáng của tất cả các quốc gia khác; thông qua đôíthoại để kiểm soát tốt những vấn đề tồn tại, không để ảnh hưởng đến cụcdiện tốt đẹp của quan hệ hai nước cũng như hòa bình, ổn định của khuvực châu Á-Thái Bình Dương.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch nêu rõ phương châm của Việt Nam trong tiến trình tham gia vàohợp tác quản trị toàn cầu, quản trị an ninh quốc tế là dung hòa lợi íchquốc gia dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng, khu vực và thế giới,tuân thủ luật pháp quốc tế và những luật chơi chung để mang lại côngbằng và lợi ích cho tất cả các bên.

Diễn ra từ ngày 24 đến 26/10, Diễn đàn Hương Sơn năm nay thu hút sự tham giacủa hơn 500 quan chức quân đội, chuyên gia, học giả đến từ 74 quốc giavà các tổ chức trên thế giới.

Diễn đàn lần này đi sâu thảo luận các vấn đề như “Khái niệm mới về anninh quản trị quốc tế”, “Thực tế và tầm nhìn hợp tác an ninh trên biển”,“Thách thức và hợp tác của hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc” ,“Mối đe dọa khủng bố quốc tế và biện pháp ứng phó”.

Diễn đàn Hương Sơn do Viện Khoa học Quân sự Trung Quốc phối hợp với Việnchiến lược quốc tế Trung Quốc tổ chức, lần thứ nhất diễn ra cách đây 12năm./.

(TTXVN)

Nguồn Tuyên Giáo: http://www.tuyengiao.vn/the-gioi/khai-mac-dien-dan-huong-son-bac-kinh-lan-thu-8-115881