Khai mạc triển lãm 'Thư pháp của các Hoàng đế nhà Nguyễn'

Ngày 3-1, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước khai mạc Triển lãm 'Thư pháp của các hoàng đế nhà Nguyễn', nhân kỷ niệm 100 năm kết thúc khóa thi Nho học cuối cùng (1919 - 2019) và chào mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam 3-1.

Triển lãm khai mạc vào sáng 3/1 tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I (số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) . Đây là sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc khóa thi Nho học cuối cùng (1919 - 2019) và chào mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam 3/1.

Triển lãm khai mạc vào sáng 3/1 tại Trung Tâm Lưu trữ Quốc gia I (số 5 Vũ Phạm Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội) . Đây là sự kiện kỷ niệm 100 năm kết thúc khóa thi Nho học cuối cùng (1919 - 2019) và chào mừng Ngày Lưu trữ Việt Nam 3/1.

Châu bản triều Nguyễn là các tài liệu hành chính, chủ yếu được viết tay trên giấy dó bằng chữ Hán Nôm, trên văn bản hiện còn lưu bút tích phê duyệt bằng mực son của 10 vị hoàng đế nhà Nguyễn. Họ phê duyệt trực tiếp trên Châu bản bằng mực son với nhiều hình thức phong phú như: Châu phê, châu điểm, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải... Mặc dù không chủ tâm thể hiện chữ viết theo lối thư pháp nhưng châu phê của các Hoàng đế trên châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao.

Theo các nhà nghiên cứu, bút son trên châu bản triều Nguyễn không chỉ đơn thuần ẩn chứa những giá trị nghệ thuật đặc sắc, mà nội dung còn thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm về cách trị quốc, an dân khác nhau của mỗi vị Hoàng đế. Giai đoạn triều Nguyễn còn là một vương triều độc lập (1802-1884), nội dung phê duyệt của các hoàng đế trên châu bản thể hiện ý chí, quyền lực của người đứng đầu đối với mọi vấn đề của quốc gia.

Đại biểu tham dự lễ khai mạc nghe thuyết minh về triển lãm.

Châu bản triều Nguyễn không chỉ là di sản quý báu của quốc gia mà đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới. Một trong những điều làm nên giá trị đặc sắc của Châu bản triều Nguyễn là bút tích phê duyệt của các vị hoàng đế còn lưu trên những văn bản hành chính này.

Qua bút phê của các hoàng đế, có thể thấy, mặc dù lời phê đều được viết hết sức tự nhiên, không gò ép như khi sáng tác một cách chính thức nhưng chữ viết thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ cao.

Vì vậy, bút phê của các hoàng đế ngoài ý nghĩa về nội dung, thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước, còn mang giá trị nghệ thuật đặc sắc, như những bức thư pháp sống động.

Qua bút tích phê duyệt của Hoàng đế Gia Long, có thể thấy, mặc dù Hoàng đế Gia Long với quá nửa cuộc đời bôn ba chinh chiến nhưng chữ của ông vẫn thể hiện sự hàm dưỡng cao.

Trong ảnh là bản Hoàng Đế Khải Định châu phê trên bản tấu ngày 29 tháng 7 năm Khải Định thứ 2 (1917). Vua Khải Định trong thời gian tại vị từ năm 1916 - 1925 thì mọi quyền hạn đều do người Pháp nắm. Châu phê của ông chủ yếu về các vấn đề tổ chức tế lễ, diễn kịch, thưởng phạt quan lại...

Các nhà nghiên cứu đánh giá rất cao về triển lãm về cách bày chí hiện đại.

Trong hình là bản tấu được Hoàng đế Duy Tân châu phê ngày 15 tháng 5 năm Duy Tân thứ 3 (1909). Trong thời gian 9 năm tại vị (1907 -1916) Vua Duy Tân phê duyệt trên châu bản triều Nguyễn chỉ tập trung các vấn đề liên quan đến việc điều phái quan lại, công việc trong hoàng tộc, như vậy có thể thấy được quyền lực của nhà vua đối với các lĩnh vực trong xã hội bị hạn chế. Tuy nhiên, bút phê của nhà Vua trên bản tấu về việc in sách "Thực lục" và việc thi cử là minh chứng khẳng định vị vua này đã rất quan tâm tới việc biên soạn chính sử và nền giáo dục nước nhà.

Mặc dù không chủ tâm thể hiện chữ viết theo lối thư pháp nhưng châu phê của các Hoàng đế trên Châu bản đã phần nào thể hiện kỹ thuật vận bút điêu luyện, đạt đến trình độ thẩm mỹ rất cao. Các Hoàng đế nhà Nguyễn phê duyệt trực tiếp trên Châu bản bằng mực son với nhiều hình thức phong phú như: Châu phê, châu điểm, châu khuyên, châu mạt, châu sổ, châu cải. Bút son trên Châu bản triều Nguyễn không chỉ đơn thuần chứa đựng những giá trị nghệ thuật đặc sắc mà còn thể hiện vai trò quyền lực của người đứng đầu đất nước với những quan điểm về trị quốc, an dân và ý chí, quyền lực của người đứng đầu đối với mọi vấn đề của quốc gia từ năm 1802 đến 1884.

Triển lãm chính thức mở của đón người yêu thư pháp từ ngày 3/1/2020.

Nam Nguyễn

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/khai-mac-trien-lam-thu-phap-cua-cac-hoang-de-nha-nguyen-20200103153417796.htm