Khám phá Biển Hồ Campuchia, nơi có hàng nghìn người gốc Việt sinh sống

Hầu hết bà con sinh sống trên Biển Hồ Campuchia có nguyên quán thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Đời ông, cha theo sông Cửu Long ngược lên Biển Hồ đánh cá mưu sinh rồi sinh con, đẻ cái sống lay lắt đến nay.

Tonle Sap hay Biển Hồ Campuchia là một hệ thống kết hợp giữa hồ và sông có tầm quan trọng to lớn đối với Campuchia. Đây cũng là hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á.

Thường thì vào mùa khô từ Tháng 11 đến Tháng 5, hồ khá hẹp và nông, tầm sâu chỉ khoảng 1m với diện tích 10.000km². Vào mùa mưa bắt đầu từ Tháng 6, thay vì sông Tonle Sap rút nước từ hồ ra sông Mê Kông thì sông chảy ngược dòng, tiếp nước vào hồ khiến mực nước Biển Hồ dâng cao và tăng diện tích hồ thành 16.000 km².

Cuộc sống trên Biển Hồ khá nhộn nhịp

Với lượng nước đó, hồ có thể sâu đến 9m, làm ngập đồng ruộng và cây rừng trong khu vực. Vùng ngập nước biến thành nơi sinh sản lý tưởng của nhiều loài cá nước ngọt. Đến Tháng 10 thì nước lại rút xuống theo sông Tonle Sap ra sông Mê Kông.

Vì địa thế đặc biệt với hệ thống thủy văn đổi dòng hai lần mỗi năm, Biển Hồ là một trong những hồ nước ngọt có hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Phù sa từ hạ lưu bồi bổ lòng hồ nên Biển Hồ có sản lượng cá lớn đáng kể trên thế giới. Ngư nghiệp trên hồ nuôi sống 3 triệu người và cung cấp 75% sản lượng cá nước ngọt cùng 60% lượng chất đạm cho dân Campuchia.

Mưu sinh trên Biển Hồ

Theo Hội Việt kiều Campuchia, trên Biển Hồ Campuchia hiện có trên 1.500 hộ dân gốc Việt đang sinh sống tại các làng nổi bên hồ. Những người này sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, đánh bắt cá trên Biển Hồ. Hầu hết bà con có nguyên quán thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Đồng Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang... Đời ông, cha theo sông Cửu Long ngược lên Biển Hồ đánh cá mưu sinh rồi sinh con, đẻ cái sống lay lắt đến nay.

Người hướng dẫn viên du lịch cho biết, người dân sống trên Biển Hồ Campuchia nghèo tiền, nghèo tri thức nhưng rất “giàu con”. Nhà nào ít thì cũng đẻ từ 4 đến 5 đứa, có nhà nhiều thì sinh tận 10, 15 người con.

Một số hình ảnh về cuộc sống của người dân trên Biển Hồ Campuchia mà phóng viên Chất lượng Việt Nam ghi lại.

Nơi tập trung tàu để đưa khách du lịch ra thăm Biển Hồ

Trước khi ra Biển Hồ, du khách sẽ đi tàu chừng 15 phút qua con kênh lớn này

Mưu sinh trên Biển Hồ

Trẻ con ở Biển Hồ rất ít đi học, chủ yếu phụ giúp bố mẹ đánh cá. Những trẻ em nhà có tàu chạy du lịch thì làm thêm bằng cách đấm bóp lưng cho khách du lịch để kiếm tiền.

Khách du lịch thăm Biển Hồ

Trẻ em ở Biển Hồ chụp ảnh cùng khách du lịch để kiếm tiền

Cuộc sống của người dân trên Biển Hồ cứ lay lắt hết đời này qua đời khác

Vất vả, lam lũ

Quanh năm lênh đênh trên sóng nước cho đến khi chết

Mọi sinh hoạt đều diễn ra trên thuyền

Đây là ngôi mộ của người chết tại Biển Hồ. Ở đây, sau khi chết, thi thể người đó được mang lên bờ để hỏa thiêu, sau đó lấy tro chôn ở một khu đất cao ven hồ

Tuy sống lênh đênh nhưng trên Biển Hồ lại có đầy đủ các dịch vụ từ ăn uống, mua sắm cho đến giải trí

Thanh niên Biển Hồ đánh bóng chuyền trên một khu đất bồi ven làng

Có cả khu chơi bi-a trên Biển Hồ

Khu "ăn nhậu" trên Biển Hồ

Một cửa hàng tạp hóa trên Biển Hồ

Cửa hàng tạp hóa trên Biển Hồ

Một nhà hàng lớn trên Biển Hồ, bên trong có khu nuôi rất nhiều cá sấu

Khu nuôi cá sấu trên Biển Hồ, khách du lịch rất thích thú khi đến đây

Cá sấu được chia làm 2 khu. Một khu dành cho cá sấu nhỏ vf một khu nuôi cá sấu lớn

Hiện trên Biển Hồ có vài trường học. Đây là trường do quân đội Việt Nam tặng người dân Biển Hồ

Ngôi trường nổi khang trang, hiện có nhiều học sinh theo học

Biển Hồ quá lớn nên không thể nhìn được bờ

VIẾT CƯỜNG

Nguồn VietQ: http://vietq.vn/kham-pha-bien-ho-campuchia-noi-co-hang-nghin-nguoi-goc-viet-sinh-song-d125412.html