Khám phá chuyện giao phối "dị biệt" của đà điểu

Tuy "lăng nhăng" với nhiều con cái, đà điểu đực chỉ giao phối lâu dài với con cái thống lĩnh... một trong những chuyện giao phối "dị biệt" của đà điểu.

Lưu Thoa (theo LS)

Đà điểu là một trong những loài chim lớn nhất và chạy nhanh nhất hành tinh, ngoài ra chuyện giao phối "dị biệt" của đà điểu cũng gây bất ngờ. Tầm vóc cơ thể khổng lồ của loài này khiến cho hành vi sinh sản của chúng cũng khá đặc biệt.

Đà điểu có một mùa sinh sản kéo dài từ tháng ba hoặc tháng tư đến tháng chín hàng năm. Chúng trưởng thành hoàn toàn về mặt sinh sản ở độ tuổi 2 - 4 năm, con trống chậm hơn con mái khoảng 6 tháng.

Thông thường, đà điểu đực có một vùng lãnh thổ riêng biệt. Những con cái sẽ đi lang thang gần các lãnh thổ, tìm kiếm những con đực tiềm năng.

Nhiều con đà điểu đực cũng đi chiếm lãnh thổ và hậu cung gồm 2 – 5 đà điểu cái. Kẻ chiến thắng sẽ giao phối với toàn hậu cung nhưng chỉ lập một "hoàng hậu".

Trong một mùa sinh sản, đà điểu đực sẽ giao phối với nhiều con cái, và một con cái cũng sẽ giao phối với nhiều con đực.

Để thu hút con cái, đà điểu đực thường thể hiện một điệu nhảy nhỏ. Khi đồng ý giao phối, con cái sẽ ngồi xuống, cho phép con đực tiến đến từ phía sau để thụ tinh.

Đối với đà điểu Nam Mỹ, cặp đôi sẽ giao phối trước sự chứng kiến của rất nhiều con cái khác, nhưng một số phân loài khác lại yêu thích được giao phối riêng tư.

Mặc dù "lăng nhăng" với nhiều con cái, đà điểu đực chỉ giao phối lâu dài với con cái thống lĩnh. Khi giao phối hoàn tất, con đực đào một cái hố cạn để cho tất cả "hậu phi" đẻ trứng vào trong, trứng của "hoàng hậu" sẽ nằm ở trung tâm (vị trí tốt nhất).

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/kham-pha-chuyen-giao-phoi-di-biet-cua-da-dieu-709402.html