Khám phá cuộc sống thủy thủ trên chiến hạm 016 Quang Trung hiện đại

Theo thiết kế, để vận hành chiến hạm 016 Quang Trung cần thủy thủ đoàn đông đảo lên tới 100 người. Vậy cuộc sống của 'đại gia đình thủy thủ' trên tàu Quang Trung thường diễn ra thế nào?

 Chiến hạm 016 Quang Trung nếu nhìn từ xa thì to lớn, sừng sững như một ngôi nhà nhiều tầng trên mặt biển. Con tàu có chiều dài lên tới 102,4m, rộng 14,7m, mớm nước 5,6m, lượng giãn nước toàn tải 29 hải lý/h. Theo thiết kế, tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn đông tới 100 người. Ảnh: Báo Hải Quân

Chiến hạm 016 Quang Trung nếu nhìn từ xa thì to lớn, sừng sững như một ngôi nhà nhiều tầng trên mặt biển. Con tàu có chiều dài lên tới 102,4m, rộng 14,7m, mớm nước 5,6m, lượng giãn nước toàn tải 29 hải lý/h. Theo thiết kế, tàu được vận hành bởi thủy thủ đoàn đông tới 100 người. Ảnh: Báo Hải Quân

Thời gian hoạt động trên biển của tàu 016 Quang Trung theo thiết kế lên tới 20 ngày liên tục, phạm vi hoạt động đến 7.000km. Ảnh: Báo Hải Quân

Với vai trò là một tàu chiến đấu hiện đại được thiết kế để săn tàu mặt nước, tàu ngầm và phòng không, cuộc sống trên tàu Quang Trung như một “doanh trại nổi” với các hoạt động huấn luyện thường xuyên, liên tục với phương châm “thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”. Ảnh: Báo QĐND

Nhưng khác với doanh trại đất liền, con tàu vừa là nhà vừa là thao trường huấn luyện ngày giờ, hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng, hàng năm với đầy đủ các loại vũ khí từ khẩu AK tới vũ khí hạng nặng to lớn như tên lửa hành trình Uran. Ảnh: Báo QĐND

Theo báo Bình Định, hơn 40% sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trên chiến hạm hiện đại mang tên Quang Trung đều thuộc thế hệ 9X. Họ được tuyển chọn từ nhiều đơn vị hải quân, có những gương mặt giỏi tới từ các học viện trong nước và nước ngoài. Ảnh: Các thủy thủ huấn luyện tổ chức đi dây. Ảnh: Báo QĐND

Thuyền trưởng Hoàng Anh chia sẻ với báo Bình Định: “Trước khi nhận tàu, cán bộ, chiến sĩ đều được đào tạo 5 tháng ở Nga, trong đó 2 tháng học lý thuyết và 3 tháng thực hành trên tàu. Khi nhận tàu, về lại đơn vị, tất cả cán bộ, chiến sĩ tiếp tục học tập, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật chuyên ngành để làm chủ con tàu và vũ khí hiện đại. Ngoài ra, anh em đều học ngoại ngữ (tiếng Nga và tiếng Anh) để thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quân sự. Ảnh: Đưa trực thăng Ka-28 vào hangar. Ảnh: Báo QĐND

Tất nhiên bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, trên tàu Quang Trung cũng có nhiều hoạt động khác bao gồm việc sinh hoạt của các chi bộ Đảng. Ảnh: Báo QĐND

Giờ nghỉ ngơi của các chiến sĩ tàu Quang Trung bên bàn cờ tướng. Ảnh: Báo QĐND

Cận cảnh bếp ăn của cả trăm con người trên tàu hộ vệ 016 Quang Trung. Ảnh: Báo QĐND

Bữa ăn luôn đầy đủ rau xanh, thịt cá đảm bảo dinh dưỡng cho thủy thủ đoàn huấn luyện dài ngày trên biển. Ảnh: Báo QĐND

Trong câu chuyện thân tình với PV Báo Bình Định về ý nghĩa tên gọi của chiến hạm hiện đại mà mình đang làm nhiệm vụ, Chính trị viên Trịnh Trung Thành khẳng định: “Qua nghiên cứu tài liệu thì Hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ có tài huấn luyện mau chóng các tân binh thành chiến binh. Đặc biệt thủy quân Tây Sơn rất tinh nhuệ, thiện chiến, được đánh giá ngang với các hạm đội phương Tây hùng mạnh lúc bấy giờ. Do vậy, chỉ huy tàu sẽ thường xuyên giáo dục, khích lệ tinh thần cán bộ, chiến sĩ rèn luyện giỏi, sẵn sàng chiến đấu cao, xứng với uy danh của vị anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ; sự tin tưởng của Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân”. Ảnh: Báo Hải Quân

Video giới thiệu hệ thống tên lửa hành trình Uran trang bị cho tàu Quang Trung. Nguồn: Youtube

Hoàng Lê

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/kham-pha-cuoc-song-thuy-thu-tren-chien-ham-016-quang-trung-hien-dai-1267077.html