Khám phá loài rắn trong sách đỏ Việt Nam, nay nuôi nhiều ở miền Tây

Rắn hổ hèo là loài rắn không có độc, hiện đang được nhiều hộ dân ở miền Tây đầu tư nuôi, mang lại thu nhập hàng trăm triệu. Rắn hổ hèo có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh.

 Rắn hổ hèo mặc dù không có độc nhưng cũng rất hung dữ. Nó có tên khoa học là Ptyas Mucosus, những con rắn sinh sống ngoài tự nhiên được xếp vào dạng cần bảo tồn, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh babahoangthon.

Rắn hổ hèo mặc dù không có độc nhưng cũng rất hung dữ. Nó có tên khoa học là Ptyas Mucosus, những con rắn sinh sống ngoài tự nhiên được xếp vào dạng cần bảo tồn, nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Ảnh babahoangthon.

Nay loài rắn này được nuôi khá nhiều và phổ biến ở miền Tây. Thức ăn của rắn hổ hèo gồm ếch, nhái, chuột hoặc các phế phẩm từ gia súc, gia cầm. Ảnh babahoangthon.

Rắn hổ hèo cái đẻ từ 2 - 4 lần mỗi năm, mỗi lần đẻ từ 12 - 16 quả trứng, trứng nở sau 67-68 ngày. Ảnh kythuatnuoitrong.

Rắn rào trâu, long thừa, rắn hổ trâu, rắn hổ dện là những tên gọi khác của rắn hổ hèo. Ảnh kythuatnuoitrong.

Không chỉ không nguy hiểm mà rắn hổ hèo còn có nhiều công dụng trong y học, nhất là sản xuất thuốc chữa bệnh. Ảnh nongnghiep.

Rắn hổ hèo không chỉ dễ nuôi mà chúng còn ít dịch bệnh, thích ứng với mọi điều kiện nuôi dưỡng. Ảnh vietlinh.

Rắn hổ hèo hoạt động vào ban ngày. Trên thế giới, loài rắn này phân bố ở Trung Quốc, Bangladesh, Afghanistan, Đài Loan, Thái Lan, Campuchia. Ảnh vietlinh.

Mời quý vị xem video: Top 15 rắn độc nhất thế giới

Hà Nguyễn (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/kham-pha/kham-pha-loai-ran-trong-sach-do-viet-nam-nay-nuoi-nhieu-o-mien-tay-1055159.html