Khám phá những điều kỳ bí nhất ở vườn quốc gia Cúc Phương

Ngoài hệ động thực vật quý hiếm, vườn quốc gia Cúc Phương còn sở hữu nhiều hang động lưu giữ những dấu tích của người tiền sử; hay hóa thạch của loài bò sát răng phiến sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm.

 Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với tổng diện tích là 22.408 ha.

Vườn quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa với tổng diện tích là 22.408 ha.

Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng bởi tính đa dạng các loài thực vật. Với trên 2.000 loài thực vật bậc cao, nơi đây sở hữu nhiều câu đại thu lớn như Chò xanh, Đăng, Sấu mà thân của chúng sừng sững như bức tường thành giữa rừng đại ngàn.

Vườn Quốc gia Cúc Phương nổi tiếng bởi tính đa dạng các loài thực vật. Với trên 2.000 loài thực vật bậc cao, nơi đây sở hữu nhiều câu đại thu lớn như Chò xanh, Đăng, Sấu mà thân của chúng sừng sững như bức tường thành giữa rừng đại ngàn.

Nơi đây cũng có những cây chuyên sống nhờ trên cây chủ, đến khi lớn lên lại bóp chết cây chủ để vươn lên tầng cao của tán rừng.

Nơi đây cũng có những cây chuyên sống nhờ trên cây chủ, đến khi lớn lên lại bóp chết cây chủ để vươn lên tầng cao của tán rừng.

Ngoài ra, vườn quốc gia Cúc Phương còn có những dây leo thân gỗ uốn lượn như những con mãng xà chạy dài mấy trăm mét giữa các tầng rừng … Tất cả tạo nên một cảnh hoang sơ đầy bí ẩn nhưng vô cùng hùng vĩ mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới.

Ngoài ra, vườn quốc gia Cúc Phương còn có những dây leo thân gỗ uốn lượn như những con mãng xà chạy dài mấy trăm mét giữa các tầng rừng … Tất cả tạo nên một cảnh hoang sơ đầy bí ẩn nhưng vô cùng hùng vĩ mang đặc trưng của rừng mưa nhiệt đới.

Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều loài thực vật mới cho khoa học trong đó có loài Lan rất hiếm (Vietorchis aurea Averyanov). Loài này chỉ phân bố tại một vùng rất hẹp tại Cúc Phương.

Đặc biệt, các nhà khoa học đã phát hiện thêm nhiều loài thực vật mới cho khoa học trong đó có loài Lan rất hiếm (Vietorchis aurea Averyanov). Loài này chỉ phân bố tại một vùng rất hẹp tại Cúc Phương.

Nơi đây cũng phát hiện được 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm...

Nơi đây cũng phát hiện được 118 loài quý hiếm, 11 loài đặc hữu, 433 loài cây thuốc, 229 loài cây ăn được, 240 loài có thể dùng làm thuốc nhuộm...

Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, nơi đây đã có tới 659 loài bao gồm: 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 135 loài thú...

Khu hệ động vật Cúc Phương cũng vô cùng phong phú và đa dạng. Chỉ tính riêng các loài động vật có xương sống, nơi đây đã có tới 659 loài bao gồm: 66 loài cá, 76 loài bò sát, 46 loài ếch nhái, 135 loài thú...

Trong số 659 loài động vật có xương sống, có những loài rất quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt trủng cao như: Vooc Mông Trắng ( Trachipythecus delacouri), Báo Gấm (Neofelis nebulosa), Sơn Dương (Carpicornis sumatraensis), cá Niếc Hang (Silurus cucphuongensis) và loài Sóc Bụng Đỏ đuôi hoe (Callosciurus erythraeus cuocphuongensis).

Trong số 659 loài động vật có xương sống, có những loài rất quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt trủng cao như: Vooc Mông Trắng ( Trachipythecus delacouri), Báo Gấm (Neofelis nebulosa), Sơn Dương (Carpicornis sumatraensis), cá Niếc Hang (Silurus cucphuongensis) và loài Sóc Bụng Đỏ đuôi hoe (Callosciurus erythraeus cuocphuongensis).

Riêng loài Vooc Mông Trắng đã từng bị coi là tuyệt trủng cách ngày nay trên 50 năm nhưng vào đầu thập kỷ 90 lại được tái phát hiện tại Cúc Phương. Loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm này được chọn làm biểu tượng của vườn quốc gia Cúc Phương.

Riêng loài Vooc Mông Trắng đã từng bị coi là tuyệt trủng cách ngày nay trên 50 năm nhưng vào đầu thập kỷ 90 lại được tái phát hiện tại Cúc Phương. Loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm này được chọn làm biểu tượng của vườn quốc gia Cúc Phương.

Thế giới côn trùng Cúc Phương lại càng phong phú, với 1899 loài và dạng loài thuộc 169 họ, 33 bộ, trong số đó nổi bật nhất là bướm.

Thế giới côn trùng Cúc Phương lại càng phong phú, với 1899 loài và dạng loài thuộc 169 họ, 33 bộ, trong số đó nổi bật nhất là bướm.

Đặc biệt, thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn Cung, động Phò Mã giáng…

Đặc biệt, thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, vườn quốc gia Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như: động Sơn Cung, động Phò Mã giáng…

Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cáchn gày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong.

Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cáchn gày nay từ 7.500 năm đến 12.000 năm, đó là hang Đắng (động người xưa), hang con Moong.

Năm 2000, Cúc Phương phát hiện một hóa thạch của loài động vật có xương sống là hóa thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm. Thông tin về hóa thạch này hiện vẫn còn được giữ kín, thông tin rất ít ỏi. (Ảnh: hang con Moong).

Năm 2000, Cúc Phương phát hiện một hóa thạch của loài động vật có xương sống là hóa thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách ngày nay chừng 200 đến 230 triệu năm. Thông tin về hóa thạch này hiện vẫn còn được giữ kín, thông tin rất ít ỏi. (Ảnh: hang con Moong).

Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng như ruộng bậc thang, cối giã gạo nương, khung dệt thổ cẩm, độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng...

Từ xa xưa, Cúc Phương là nơi cư trú và sinh sống của cộng đồng người Mường với những nét văn hóa độc đáo và đặc trưng như ruộng bậc thang, cối giã gạo nương, khung dệt thổ cẩm, độc đáo hơn là những lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống của cộng đồng...

Mời độc giả xem video: Thành phố băng sau bão tuyết tại Nga. Nguồn: THDT.

Thu Hà (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kham-pha-nhung-dieu-ky-bi-nhat-o-vuon-quoc-gia-cuc-phuong-1585024.html