Khám phá những vùng đất có nhiệt độ 'bỏng rát' nhất hành tinh

Biến đổi khí hậu khiến hoàn lưu khí quyển bị thay đổi nên mùa hè nóng dữ dội hơn, có rất nhiều nơi trên Trái đất này mà câu thành ngữ 'nóng như đổ lửa' thật chẳng ngoa chút nào. Trong đó, thung lũng Chết (California, Mỹ), sa mạc Sahara (Bắc Phi) hay thị trấn Dallol ở Afar Depression, Ethiopia là 3 vùng đất có nhiệt độ cao nhất thế giới.

 Thung lũng Chết là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa 2 bang California và Nevada của Hoa Kỳ. Nơi đây được biết đến là điểm sâu nhất của Bắc Mỹ và là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất thế giới

Thung lũng Chết là một thung lũng dài và hẹp nằm giữa 2 bang California và Nevada của Hoa Kỳ. Nơi đây được biết đến là điểm sâu nhất của Bắc Mỹ và là một trong những nơi có nhiệt độ cao nhất thế giới

Nhiệt độ cao nhất tại vùng này đạt 56,7 độ C. Theo các nhà khoa học giải thích, vị trí địa lý đặc biệt, nằm sâu trong sa mạc Mojave cùng sự hiện diện của hồ muối cạn là những yếu tố khiến nhiệt độ ở thung lũng Chết trở nên cực đoan nhất thế giới

Mặt khác, do được bao quanh bởi những dãy núi cao, bề mặt bằng phẳng khiến nhiệt độ khó có thể bị hấp thụ hoặc thoát khỏi thung lũng. Khí nóng bốc lên ngay lập tức bị áp suất không khí nén xuống, khiến cho không khí bên trong thung lũng nóng và ngột ngạt hơn

El Azizia, Libya là một đô thị và là thủ phủ quận Jafara ở tây bắc Libya, cách 55 km về phía tây nam của Tripoli, nhiệt độ tại đây đo được cao nhất là rơi vào khoảng 58 độ C vào năm 1922

Mức nhiệt này được xem là cao nhất thế giới, tuy nhiên sau đó bị nhiều tổ chức uy tín bác bỏ do người thực hiện đo nhiệt không được đào tạo bài bản về khí tượng

Dù không phải là nơi nóng nhất trên thế giới, tuy nhiên, hơn 4000 người dân của thị trấn này vẫn thường xuyên phải hứng chịu cái nóng như thiêu đốt trên 48 độ vào những tháng mùa hè

Thành phố Wadi Halfa ở miền bắc Sudan hầu như không có mưa bất kỳ mùa nào trong năm. Cát nóng, những thân cây bụi thấp có lá nhỏ là cảnh quan dễ bắt gặp ở Wadi Halfa

Nơi này được xem là vùng đất nóng thứ 10 trên thế giới, thời điểm nhiệt độ cao nhất trong năm là tháng 6. Mức nhiệt cao nhất từng có ở nơi đây là 52,78 độ C

Dasht-i-Loot được biết đến là một hoang mạc muối lớn nằm tại các tỉnh Kerman, Sistan và Baluchistan, Iran. Nó là một trong số 25 hoang mạc lớn nhất thế giới

Với nhiệt độ bề mặt cát của nó đo được nhiệt độ 70 °C (159 °F) khiến hoang mạc này trở thành một trong những nơi nóng và khô cằn nhất thế giới

Các kết quả đo khí tượng tại hoang mạc Loot ở Iran cho thấy đây thực sự là "chảo lửa" của thế giới. Vào mùa xuân, nơi này cũng có vài cơn mưa xuân nhưng lượng mưa quá nhỏ khiến nước nhanh chóng bốc hơi. Chính nhiệt độ đã khiến cho người dân khó có thể sinh sống ở vùng đất này

Ghadames là một thị trấn nằm giữa sa mạc ở phía tây bắc của Libya, đây là Di sản Thế giới của UNESCO bởi những túp lều mang tính biểu tượng làm từ bùn dày, giúp bảo vệ cư dân nơi này khỏi sức nóng dữ dội

Là một thành phố nhỏ với khoảng 10.000 dân, Ghadames nóng nhất vào tháng 6, tháng 7 và tháng 8

Nơi được gọi là "ngọc trai của sa mạc" và nổi tiếng với khu định cư có tường bao quanh như mê cung này có nhiệt độ đạt mức cao trung bình là 40 độ C và mức cao nhất là 55 độ C

Trải dài dọc theo lãnh thổ của 3 quốc gia miền Nam Châu Phi: Botswana, Namibia và Nam Phi, Kalahari là một sa mạc lớn, khô cằn có diện tích rộng khoảng 500.000 km2

Sa mạc này được bao phủ bởi cát nâu đỏ và không có nước trong một thời gian dài. Một số đụn cát Kalahari kéo dài về phía tây đến sa mạc Namib, tạo ra những dải cát liên tục lớn nhất trên trái đất

Nhiệt độ ban ngày tại sa mạc vào mùa hè có thể lên đến 45 độ C. Còn vào những đêm mùa đông, nhiệt độ có thể hạ xuống -15 độ C. Với sự chênh lệch nhiệt độ lớn, nơi đây được xem là sa mạc khắc nghiệt, khó tồn tại sự sống

Sa mạc Syria là khu vực sa mạc nằm phía bắc bán đảo Ả Rập, thuộc lãnh thổ Syria với diện tích khoảng 500.000 km vuông, đặc trưng với địa hình rất nhiều đồi núi xen lẫn đất cát bằng phẳng

"Vùng đất chết" là danh từ được các nhà khoa học đặt cho sa mạc này. Lượng mưa trung bình năm chỉ rơi vào khoảng 125mm. Đây còn là nơi ngự trị của núi lửa Es Safa gần Damascus, là núi lửa lớn nhất của Ả Rập

Các lỗ thoát dung nham đang có dấu hiệu hoạt động trở lại trong khu vực sa mạc này. Điều đó khiến cho sa mạc Syria càng trở thành mảnh đất chết chóc không dành cho con người sinh sống

Sahara là sa mạc bao phủ gần như toàn bộ diện tích Bắc Phi. Tuy nhiên, vùng sa mạc Sahara nằm ở lãnh thổ Tenere và Libya là những khu vực khô cằn nhất

Nhiệt độ của nơi này có thể lên đến 57,7 độ C. Với diện tích 9 triệu km2, Sahara cũng là sa mạc lớn nhất thế giới, và là hoang mạc lớn thứ ba của Trái Đất

Theo số liệu nghiên cứu, 30% diện tích sa mạc Sahara là cát. Số còn lại là các đồng bằng sỏi, cao nguyên đá, thung lũng, đồng bằng muối, núi, sông, suối, ốc đảo...

Dù là sa mạc nóng nhất thế giới với những đụn cát cao tới 180 m, thực tế Sahara không phải vùng đất chết, do thảm thực vật của nó rất phong phú nên vài thành phố lớn đã được mọc lên trong lòng sa mạc

Thị trấn Dallol ở Afar Depression, Ethiopia là nơi giữ kỷ lục về nơi có nhiệt độ trung bình năm cao nhất. Với nhiệt độ trung bình quanh năm lên tới 38 độ C, đây còn được coi là nơi nóng nhất trái đất và có người sinh sống

Đặc biệt, vùng đất này đầy những ao hồ và suối nước nóng rực rỡ màu sắc do ảnh hưởng của hợp chất muối kali. Dallol là một trong những điểm du lịch thu hút khách du lịch nhiều nhất trên thế giới nguyên nhân là do sự kỳ lạ của nó

Dallol nằm trong vùng có núi lửa hoạt động. Sức nóng dường như đến từ mọi phía, Mặt Trời thiêu đốt ở phía trên và chất khoáng nóng tới 41 độ C phun lên từ dưới mặt đất

Sông Hương (Tổng hợp)

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/doi-song/anh-kham-pha-nhung-vung-dat-co-nhiet-do-bong-rat-nhat-hanh-tinh/829936.antd