Khám phá về loài 'thủy quái' vừa bắt được trên sông Tiền

'Thủy quái' cá lăng 'khủng' với cân nặng hơn 110 kg được một người dân bắt được trên sông Tiền thuộc thủy phận tỉnh Đồng Tháp, sau đó đem bán và Khu Ẩm thực sinh thái Đầm Sen mua lại.

Theo thông tin từ báo Người Lao Động, mới đây, chủ Khu Ẩm thực sinh thái Đầm Sen (tọa lạc phường Mỹ Phú, TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết đã mua được một con cá lăng "khủng" với cân nặng hơn 110 kg. Đây là "

thủy quái

" do một người dân bắt được trên sông Tiền thuộc thủy phận tỉnh Đồng Tháp, sau đó đem bán và Khu Ẩm thực sinh thái Đầm Sen mua lại. Nguồn ảnh: Người Lao Động

Đó là con cá lăng nước ngọt có trọng lượng lớn, với chiều dài hơn 2,2 m, vòng bụng 1,1 m. Cá lăng nặng khoảng 110 kg cực kỳ hiếm, bởi cân nặng thường gặp của cá lăng từ 2-10 kg, ít loại nặng từ 20 kg trở lên. Nguồn ảnh: Người Lao Động

Cá lăng có danh pháp khoa học là Hemibagrus. Cá lăng chấm là Hemibagrus guttatus, còn cá lăng nha là Hemibagrus wyckioides, đều thuộc, đều là loài cá trong chi Cá lăng (Hemibagrus) của họ Cá lăng (Bagridae), bộ Cá da trơn. Cá lăng là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất, trong tự nhiên đã bắt được những con từ 40 –50 kg. Nguồn ảnh:Tepbac

Cá lăng có nguồn gốc từ châu Á và châu Phi. Ở Việt Nam cá lăng phân bố ở cá ba miền Bắc - Trung - Nam. Ở khu vực miền Bắc Cá Lăng có ở các con sông, suối ở miền núi, nơi các con sông có dòng chảy mạnh hay ở ghềnh thác như Sông Đà, Sông Hồng, Sông Lô. Ảnh: Con cá lăng gần 50 kg được người dân câu được trên sông Sêrêpốk (Nguồn ảnh: Zing.vn)

Ở phía nam Cá Lăng phân bố ở khu vực sông mê kông, hay có ở các sông suối khu vực Tây Nguyên. Ở khu vực miền trung xuất hiện ở vùng nước sạch tại các con sông, con rạch hoặc các khe suối.Ảnh: Cá lăng nặng 85kg, dài hơn 1,5m (Nguồn ảnh H.Đ)

Cá Lăng có ngạnh ở trước vây lưng, vây của cá rất đặc biệt là có mỡ. Ngạnh của vây ức trên thân cá có xuất hiện khứa răng cưa. Cá Lăng không có vảy, da cá phủ một lớp nhớt đặc trưng của cá da trơn, cá hay ẩn mình trong những hang, hốc, ngách đá và thường hay bơi ngược dòng kiếm ăn cùng nhau. Ảnh: Bắt được cá lăng "khủng" nặng gần 40 kg ở Đắk Lắk (Nguồn ảnh: Dân Việt)

Thân mình cá lăng trông thì hơi bè, càng về phía sau thân hình của cá thuôn dài, phần đầu to bạnh trông rất ấn tượng. Trên thân cá lăng xuất hiện 3 ngạnh sắc dài cỡ nửa đốt ngón tay nằm tại bên mép và chạy dọc sống lưng. Ngạnh sắc nhọn có công dụng bảo vệ mỗi lúc cá bị tấn công. Ngoài ra ngạnh cá cũng làm bánh lái giúp cá bơi dễ dàng dưới nước, hay mỗi di chuyển qua chỗ nước cạn. Nguồn ảnh: Phunuonline

Cá lăng là một trong “ngũ quý hà thủy” bởi thịt chắc, thơm ngon, không có xương dăm, đặc biệt là không có mùi tanh như nhiều loại cá khác, nổi tiếng là nguồn nguyên liệu quý hiếm trong văn hóa ẩm thực của Việt Nam, các món được chế biến từ cá lăng đều trở thành đặc sản danh tiếng. Ảnh: cá lăng đuôi đỏ quý hiếm nặng gần nửa tạ trên sông Sêrêpốk (Nguồn ảnh: Dân Việt)

Cá lăng chế biến được rất nhiều món như lẩu, chả cá lã vọng, cá lăng nhúng mẻ, cá lăng om chuối đậu... lòng cá lăng xào dưa. Ảnh: Hai con cá lăng khủng dính câu. Nguồn ảnh: Thiên Thiên

Mời quý vị xem video: Những động vật nguy hiểm nhất rừng Amazon

Lưu Thoa (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-dong-vat/kham-pha-ve-loai-thuy-quai-vua-bat-duoc-tren-song-tien-1071002.html