Khẩu pháo từ Thế chiến II Việt Nam vẫn trọng dụng

Dù đã ra đời từ cách đây hơn nửa thế kỷ, những khẩu pháo chống tăng này vẫn được Quân đội Việt Nam bảo quản trong tình trạng hoàn hảo, sẵn sàng tham chiến bất cứ lúc nào có yêu cầu.

Những hình ảnh vừa mới xuất hiện trên Báo Quân khu 3 cho thấy, một lực lượng pháo chống tăng loại ZIS-2 M1943 cỡ 57mm và ZIS-3 M1942 cỡ 76,2mm vẫn còn được lưu kho với số lượng lớn tại Đại đội kho 29 trực thuộc Phòng kỹ thuật. Nguồn ảnh: QK3.

Đây đều là những loại pháo ra đời từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, tới nay thiết kế của chúng đã gần 80 tuổi tuy nhiên vẫn đang được sử dụng để tham chiến với số lượng lớn trên chiến trường Syria. Nguồn ảnh: BD.

Về cơ bản, khả năng chống tăng của các loại pháo chống tăng ZIS-2 và ZIS-3 tới nay là không còn vì các loại xe tăng ra đời cùng thời với khẩu pháo này gần như đã "tuyệt chủng" hoàn toàn. Nguồn ảnh: BD.

Tuy nhiên trong tác chiến hiện đại ngày nay, với ưu thế trọng lượng nhẹ, dễ cơ động, tốc độ bắn cao và sức công phá tốt, ZIS-2 và ZIS-3 hoàn toàn có thể đáp ứng được vai trò yểm trợ bộ binh hoặc tấn công các mục tiêu cố định kiên cố của đối phương. Nguồn ảnh: BD.

Ưu điểm lớn nhất của loại pháo này là tốc độ bắn cực nhanh, tối đa trên lý thuyết lên tới 25 phát/phút còn trong thực tế, kíp chiến đấu với kỹ năng sơ đẳng hoàn toàn có thể sử dụng ZIS-2 và ZIS-3 với tốc độ bắn 10 phát/phút. Nguồn ảnh: BD.

Đây là tốc độ bắn cực nhanh, cho phép cung cấp hỏa lực áp đảo đối phương, tạo điều kiện cho bộ binh vận động áp sát để tung đòn kết liễu mục tiêu ngay khi pháo binh ngừng khai hỏa. Nguồn ảnh: BD.

Đặc biệt, ZIS-2 và ZIS-3 được coi là loại hỏa lực phòng thủ cực kỳ hiệu quả dựa trên tốc độ bắn của nó. Với sự áp đảo về tốc độ bắn, loại pháo này sẽ buộc đối phương phải chùn chân, không thể vận động ở quy mô lớn để áp sát trận địa được. Nguồn ảnh: BD.

Ngoài ra, khả năng xuyên giáp ở khoảng cách 1000 mét của ZIS-2 và ZIS-3 ở tại thời điểm hiện tại vẫn đủ để nó có thể tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các loại xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép của đối phương, nhất là khi các loại phương tiện này không được trang bị hệ thống bảo vệ chủ động. Nguồn ảnh: BD.

Các loại pháo ZIS-2 và ZIS-3 này được Liên Xô sản xuất với số lượng rất lớn, chỉ tính riêng pháo chống tăng ZIS-3 cũng đã được xuất xưởng tới 103.000 khẩu, từng được sử dụng tại gần 30 quốc gia khác nhau và tới nay vẫn "khai hỏa đều" ở các cuộc xung đột tại Trung Đông. Nguồn ảnh: BD.

Mời độc giả xem Video: Pháo chống tăng ZIS-3.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khau-phao-tu-the-chien-ii-viet-nam-van-trong-dung-1272193.html