Khen ngợi trẻ như thế nào là đúng cách? (Phần 1)

Lời khen có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của bé. Khen ngợi không đúng cách sẽ không mang lại ý nghĩa động lực cho sự phát triển của con. Đôi lúc có thể ảnh hưởng ngược lại. Cha mẹ hãy học cách khen trẻ hợp lý trong bài viết này.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, Bệnh viện Hoàng gia Wocester (Vương quốc Anh), cho biết nghiên cứu về tâm lý trẻ em cho thấy nhiều bậc cha mẹ thường dùng những lời khen không chủ đích cho con. Ví dụ: "Con giỏi quá!", "Cháu đẹp trai giống ba quá!"

Nhiều bậc phụ huynh thường buông những lời khen không có chủ đích dành cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Nhiều bậc phụ huynh thường buông những lời khen không có chủ đích dành cho trẻ - Ảnh minh họa: Internet

Ngược lại, khi chê bai trẻ, cha mẹ lại chê bai có chủ đích và thường nhắc đi nhắc lại.

Ví dụ:Khi trẻ ra ngoài chơi xin phép cha mẹ và xỏ giày trái, phụ huynh lại chú ý hơn về cái sai là phê phán ngay: "Mẹ bảo bao nhiêu lần mà vẫn xỏ giày trái à!"

Vậy cha mẹ cần khen ngợi trẻ đúng cách như thế nào?

Khi nào nên khen trẻ?

Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh, cha mẹ có thể dành lời khen cho trẻ dựa vào hành động hoặc một sự việc nào đó trẻ đã làm một mình hoặc cùng bạn làm. Hành động không cần cókết quả tốt nhất, chỉ cần có sự cố gắng của trẻ. Lúc này, lời khen sẽ có hiệu quả cho khả năng nỗ lực và động lực phát triển.

Ví dụ: "Tối qua con học bài rất khuya, mẹ biết con đã cố gắng làm tốt, điểm 8 rất xứng đáng con ạ!"

Hãy ghi nhận sự cố gắng của trẻ trong hoạt động thường ngày bằng những lời khen - Ảnh minh họa: Internet

Bên cạnh đó, lời khen dành cho trẻ không chỉ đối với những việc làm khó khăn cần nhiều nỗ lực mà còn dành cho những việc làm bình thường hàng ngày.

Ví dụ: Trước khi trẻ chạy ra khoảng trống trước nhà, trẻ xin phép bạn hoặc trẻ tự mang dép để mang mặc dù mang sai cách.

Khi nào không nên khen trẻ?

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh cho biết trong một số tình huống, có những vấn đề cha mẹ không nên hoặc hạn chế khen thường xuyên vì tâm lý trẻ chưa phát triển đủ để đón nhận.

Cụ thể, cha mẹ khen về hình thể của con.Đặc biệt, lời khen liên quan đến tăng trưởng và sự phát triển. Ví dụ:"Con nay cao quá!". "Con trông mập mạp, tròn tròn dễ thương".

Hoặc cha mẹ khen về tính cách của con. Ví dụ: "Con bé cá tính lắm đó!" (Người mẹ thể hiện sự tự hào về sự cứng rắn của trẻ khi mẹ kêu bé làm gì).

Một điều cha mẹ cần chú ý, lời khen dành cho trẻ sẽ mất hiệu quả nếu đem ra bàn luận, trừ khi do bé tự nói.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Anh thông tin: "Điều này không sai cho đến khi bí mật này bị trẻ nghe được. Điều này đồng nghĩa với việc lời khen của bạn không còn có 'sức mạnh' với trẻ nữa tại thời điểm đó và về sau.

Cha mẹ cũng nên chú ý những tình huống không nên khen trẻ vì con chưa thể đón nhận được - Ảnh minh họa: Internet

Lời khen giống như một giao kèo thiêng liêng giữa bạn và bé. Ở đó, bé cảm thấy được sức mạnh của lời khen để nỗ lực tốt hơn và tìm thấy niềm tự hào của mẹ. Lời khen không phải là câu chuyện để bàn luận bàn tròn.

Nó còn có tác dụng phụ là làm ảnh hưởng đến mối quan hệ xã hội của bé. Trẻ có thể trở nên quá tự tin với bạn bè hoặc xa dần các mối quan hệ bạn bè khi các bạn của con bạn đều nghĩ con bạn 'quá giỏi!'.

Như vậy, cha mẹ cần dựa vào từng tình huống cụ thể mà biết khi nào nên khen và không nên trẻ. Cách ứng xử này sẽ giúp con phát triển nhận thức tốt và có động lực để phát triển hơn.

Thời điểm khen ngợi và nội dung lời khen dành cho bé sẽ được giới thiệu trong phần 2 của bài viết.

Theo Tuệ Lâm/Phụ nữ Sức khỏe

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/doi-song/khen-ngoi-tre-nhu-the-nao-la-dung-cach-phan-1/20200102102447935