Khi nào trẻ biết nói và cha mẹ cần làm gì để giảm nguy cơ trẻ bị chậm nói?

Từ những tháng đầu đời, trẻ nhỏ đã có thể giao tiếp với cha mẹ qua cử chỉ và hành động. Trẻ biết nói khi bắt chước được người xung quanh. Vậy làm gì khi trẻ bị chậm nói và khi nào trẻ biết nói? Các mẹ hãy tham khảo ngay sau đây.

Niềm vui và hạnh phúc nhất của bậc làm cha làm mẹ đó là thấy con yêu ngày càng phát triển và khỏe mạnh hơn. Trẻ sơ sinh sau khi cất tiếng khóc chào đời sẽ nhờ sự nuôi dưỡng của người thân mà lớn lên từng ngày. Khoảnh khắc em bé tập nói, biết nói là niềm vui vô bờ bến. Mỗi trẻ có chu kỳ phát triển khác nhau và khi nào trẻ biết nói cũng không cụ thể. Tuy nhiên, cha mẹ cần biết rằng, con mình ở độ tuổi nào mới biết nói và liệu nói sớm hay trễ có ảnh hưởng gì đến sức khỏe?

Khi nào trẻ sơ sinh biết nói chuyện?

Như đã nói, mỗi trẻ sẽ có chu kỳ phát triển không giống nhau và việc tập nói, biết nói cũng không giống nhau ở mỗi thời điểm. Tuy nhiên, thông thường, quá trình nói chuyện của trẻ nhỏ sẽ chia ra nhiều giai đoạn. Các mẹ hãy tham khảo để xem con mình biết nói sớm hay muộn.

Giai đoạn 3 tháng đầu

3 tháng đầu trẻ chưa nói được nhưng có thể kêu thành tiếng

Khi mới sinh cho tới 3 tháng đầu, trí não của bé chưa được phát triển hoàn toàn nên vẫn chưa nhận thức được những điều xung quanh. Mới đầu, bé chỉ cất tiếng khóc, sau đó sẽ phát ra âm thanh nhưng không khóc. Bạn sẽ nghe thấy gù gù hay tiếng nói từ trong họng bé. Khi bé gần được 3 tháng tuổi thì bắt đầu cười nhiều hơn và các mẹ nên pha trò cho bé cười.

Kèm với đó, bé sẽ biết phản ứng lại với những người xung quanh như cử động tay chân, cười, phát ra tiếng kêu như muốn nói chuyện vậy.

Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng

Ở giai đoạn tiếp theo này, bé có thể phát ra 2 nguyên âm khác nhau và tự làm điều này một mình. Những từ đầu tiên bé nói đó là các tiếng như “ba”, “da”. Bé sẽ dễ bắt chước được người lớn khi ghi nhớ động tác và làm theo tương tự cho các trường hợp giao tiếp lần sau.

Giai đoạn từ 6 đến 9 tháng

Trẻ từ 6 tháng tuổi đã có thể nói được 2 từ liên lúc và giống nhau

Giai đoạn này bé có thể nói được nhiều hơn nhưng lại không rõ ràng. Bé dễ dàng lặp lại các từ như “dada”, “mama”. Lúc này nếu cha mẹ pha trò thì chắc chắn bé sẽ cười nhiều hơn và to hơn. Bé sẽ bắt chước các âm thanh ê a mà người lớn hay dùng để nói chuyện với bé.

Giai đoạn 9 đến 12 tháng

Ở giai đoạn này, não bộ và nhận thức của trẻ đã phát triển được khá nhiều. Bởi vậy khi nói chuyện, bé đã phát âm được tiếng ê a kéo dài hơn. Lúc này bé sẽ cố gắng liên hệ với người lớn thông qua việc phát ra tiếng, cử chỉ tay chân, nhăn mặt, ho,...

Giai đoạn từ 12 đến 15 tháng

Lúc này, bé thực sự rất thích nói chuyện, đối với bé đây là điều mới mẻ và đặc biệt. Bé có thể bắt chước những âm thanh của đồ chơi, phim ảnh hay nhạc ngắn, bé sẽ nói được 2 từ liên tục và có âm tiết gần giống nhau như “bu”, “tu”,...

Giai đoạn từ 15 đến 18 tháng

Ở độ tuổi này, bé đã dễ dàng sử dụng tốt từ 4 – 6 từ tuy phát âm chưa chuẩn. Thông thường bé sẽ bắt chước theo câu nói, hành động của người thân khi cứ lặp đi lặp lại liên tục. Bé có thể hát theo nhạc điệu bài viết quen thuộc, lặp lại từ cuối mà người lớn hay nói.

Giai đoạn từ 18 tháng đến 2 tuổi

Bé đã nói được những câu dài hơn, biết gọi tên người và đồ vật. Biết dùng các từ giao tiếp cơ bản mà cha mẹ chỉ dạy như “xin chào”, “tạm biệt”,... Tuy bé phát âm chưa rõ ràng nhưng nếu như ai thường xuyên tiếp xúc với trẻ thì sẽ hiểu trẻ dễ dàng.

Giai đoạn sau 2 tuổi

Ảnh minh họa: Internet

Lúc này, vốn ngôn ngữ của bé đã nhiều hơn, bé có thể tự chủ và hiểu được nhiều hơn những gì mình đang nói. Bé lại càng hiếu động, tò mò và luôn muốn tìm hiểu những gì xung quanh và thường xuyên hỏi người lớn đó là cái gì, con gì, làm gì. Trong ngôn ngữ của bé lúc này đã có những phương ngữ họ hàng gia đình, bé biết hát, biết nhún nhảy theo nhịp điệu, tự nói chuyện với mình và người khác. Lúc này bé đã phát âm rõ ràng hơn và dễ hiểu hơn.

Qua các giai đoạn này bạn đã biết được khi nào bé biết nói chuyện và từ đó xem rằng con mình có đang phát triển bình thường hay không?

Trẻ bị chậm nói có sao không?

Nếu như ở giai đoạn nhất định nào đó mà bé vẫn chưa nói được nhiều, chưa cử động hay cử chỉ chân tay chưa nhiều thì đây chính là tình trạng bé bị chậm nói.

Nguyên nhân có thể là do trục trặc trong vòm miệng, lưỡi hoặc hàm ếch. Hoặc có thể do cha mẹ bận rộn không có nhiều thời gian chơi đùa với bé, để bé chơi một mình cũng khiến bé chậm nói hơn so với bạn bè.

Tuy bé chậm nói sẽ không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, sức khỏe nhưng như vậy sẽ khiến bạn bè xa lánh, bé có thể gặp vấn đề tâm lý như sợ tiếp xúc với người lạ, thường xuyên quấy khóc và dễ bị trầm cảm sau này.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng trẻ bị chậm nói?

Để giúp em bé nói bình thường, không bị chậm nói so với lứa tuổi thì ở những tháng đầu đời cần sự quan tâm nhiều của cha mẹ hơn.

Cha mẹ cần trò chuyện với trẻ nhiều hơn để giảm nguy cơ bị chậm nói sau này

Ngay từ những tháng đầu đời, cha mẹ nên dành nhiều thời gian trò chuyện, vui đùa với con. Có thể cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe, thực hiện các động tác ngộ nghĩnh, cho bé xem nhiều ảnh hoạt hình và đồ vật xung quanh để kích thích óc tò mò và tính học hỏi của bé. Dù bé nói chưa rõ ràng nhưng cha mẹ hãy cố gắng nghe và thấu hiểu tâm tư của bé. Chỉ bằng những việc làm đơn giản như vậy sẽ giúp bé phát triển toàn diện và nói cười thường xuyên hơn.

Bích Thành (tổng hợp)

Nguồn PNSK: http://phunusuckhoe.vn/khi-nao-tre-biet-noi-va-cha-me-can-lam-gi-de-giam-nguy-co-tre-bi-cham-noi-c21a294591.html