Khi Nga, Mỹ so găng 'Học thuyết hạt nhân'...

Tình thế căng thẳng xung quanh biên giới Nga có nguy cơ khiến Nga thực thi 'Học thuyết hạt nhân' của mình hơn Mỹ…

Nga, Mỹ hay Trung Quốc đều có thể vô tình bắt đầu chiến tranh hạt nhân thế giới. (Ảnh minh họa: ABC News)

Nga, Mỹ hay Trung Quốc đều có thể vô tình bắt đầu chiến tranh hạt nhân thế giới. (Ảnh minh họa: ABC News)

Học thuyết hạt nhân của Mỹ, tức nói chủ yếu về đòn tấn công bằng VKHN của Mỹ khi nào, lúc nào…là cực kỳ đáng lo ngại cho kẻ thù thì ai cũng biết. Tuy nhiên, thật đáng tiếc và lo lắng cho sự tồn tại của thế giới văn minh là Học thuyết hạt nhân của Nga được tuyên bố công khai có hiệu lực từ ngày 3/6/2020 cũng không khác chi của Mỹ.

Răn đe và thực thi “Học thuyết hạt nhân” của Nga, Mỹ

Rõ ràng, dù che đậy bằng bất kỳ từ ngữ nào thì Học thuyết hạn nhân (HTHN) Nga, Mỹ đều khẳng định là khi lợi ích an ninh của họ (Nga hay Mỹ) bị xâm hại, bị tấn công trực tiếp…thì họ sẵn sàng sử dụng VKHN.

HTHN của Mỹ được xây dựng trên tư thế của một quốc gia Bá chủ Thế giới nên sức răn đe rất lớn và khả năng thực thi là rất hiện thực. Có như thế mới khiến cho các chư hầu, các quốc gia thù địch không dám phản loạn và động vào Mỹ…

Đó là, HTHN của Mỹ thực hiện trên nguyên tắc xuyên suốt là đòn tấn công phủ đầu. Có nghĩa là khi cần thiết, cấp thiết thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN nhằm vào bất kỳ kẻ thù nào. Đương nhiên, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn, trực tiếp vào Mỹ thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN thì khỏi phải bàn cãi rồi.

HTHN của Nga thì không xây dựng dự trên nguyên tắc đòn tấn công phủ đầu, họ lý giải rằng, HTHN Nga chỉ mang tính tự vệ, mang tính trả đũa…nhưng hãy đọc kỹ tình huống sử dụng VKHN của Nga ở 4 tình huống sau đây:

1, Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và các đồng minh.

2, Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga.

3, Tác động đến các cơ sở quân sự hoặc quân đội quan trọng

4, Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga.

Tình huống 1 và 2 thi Nga trả đũa thì đúng rồi, nhưng chúng ta đặc biệt quan tâm đến tình huống 3 và 4 vì trong 2 tình huống này Nga sử dụng VKHN theo cảm giác, nhận định của Nga.

Chẳng hạn, “cơ sở quân sự” nào là quan trọng? Sự “tác động” ở mức độ nào? Hoặc ai đó, như Ukraine, Ba Lan…gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường nhưng “tạo ra mối đe dọa với sự tồn tại của Nga” thì “mối đe dọa đó là gì? Mức độ nào?...thì đều do Nga xác định chứ không nằm trong một khuôn mẫu quy định nào hết. Điều này có nghĩa là Nga sẽ sử dụng VKHN khi Nga thấy cần thiết, cũng như Mỹ vậy. Vậy, đây không phải là đòn tấn công phủ đầu thì là gì!...

Như vậy có thể nói, sức răn đe và thực thi của HTHN của Nga hay Mỹ là như nhau, nhưng 6 mục tiêu mà Nga chỉ ra khi có tình huống sử dụng VKHN nó chứng tỏ HTHN của Nga mang tính phòng vệ, tự vệ thay vì như của Mỹ, vì Mỹ không có những nguy cơ thách thức đến lợi ích an ninh Mỹ như Nga.

Nguy cơ thực thi HTHN của Nga, Mỹ rất khó lường…

Trật tự quyền lực thế giới đa cực nó nguy hiểm bất ổn hơn đơn cực vì có nhiều điểm tương tác và ở đó có những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Các quốc gia, cường quốc khu vực tranh giành địa chính trị sẽ trở nên hung hăng, quyết liệt hơn bởi cảm giác mất an toàn mà mỗi bên nhận được.

Trong khi thực tế, cục diện địa chính trị, quân sự thế giới hiện nay cực kỳ phức tạp. Ranh giới thắng bại, ưu thế quân sự giữa các siêu cường hạng hai, siêu cường khu vực trong các cuộc chiến tranh quy ước, cuộc chiến tranh giá rẻ, cuộc chiến bất đối xứng…với các cường quốc hạt nhân là Nga và Mỹ là rất mỏng manh. Và do đó, rất có thể, Nga hay Mỹ đều bị “chảy máu”…hoặc thậm chí bại trong cuộc chiến địa chính trị.

Với Mỹ, cuộc đối đầu với Iran là nguy cơ khiến Mỹ thực thi HTNH của mình, nhưng, nếu như với Mỹ, khả năng sử dụng VKHN là 1 thì với Nga là 10 bởi tình thế của Nga đang rất gần với những tình huống trong HTHN của Nga. Khẳng định, đối tượng tác chiến trực tiếp của Nga là Mỹ-NATO.

Khách quan mà nói thì Mỹ thông qua lực lượng NATO đang bao vây, gây áp lực với Nga trên biên giới trên bộ (Belarus, Transcaucausus, Ukraine…) trên biển (Biển Đen, Biển Baltic, Biển Bắc…) bằng rất nhiều lực lượng và xảy ra rất căng thẳng trong mấy tháng vừa qua.

Vấn đề ở đây khiến chúng ta tự hỏi:

Điều 1: Liệu các quốc gia trong khối NATO này và Ukraine…có đọc hiểu các tình huống mà Nga sử dụng VKHN hay không?

Điều 2: Liệu Mỹ có trả đũa Nga khi Nga tấn công đòn hạt nhân vào một quốc gia nào đó trong NATO vì đã rơi vào tình huống 3 hay 4 trong HTHN của Nga?

Tôi chắc chắn 100% là Nga và Mỹ sẽ không bao giờ tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân, Nga và Mỹ đâu có ngốc, tức điều 2 sẽ không bao giờ xảy ra, có nghĩa là khi Nga cho một ại đó trong khối NATO nếm đòn hạt nhân thì Mỹ sẽ không làm gì…

Quả thật, chuyện kiếm hiệp của người Trung Quốc thường thấy cảnh hảo hán này muốn đánh bại một hảo hán cô độc, hảo hán này bèn cho các lâu la ra đấu để “lấy hết sức” của đối thủ, sau đó hai hảo hán sẽ ra tay phân tài cao thấp. Trong cuộc đối đầu Nga với Mỹ-NATO thì cũng thế, Mỹ cho các thành viên NATO chơi khô máu với Nga để lấy hết sức Nga làm Nga “tự ngã” như thời Liên Xô, nhưng Mỹ sẽ không bao giờ đấu tay đôi với Nga để “ai thắng ai” một trận như trong chuyện kiếm hiệp.

Chuyện là như thế, Mỹ vốn khôn ngoan và rất thực dụng chẳng lẽ giới tinh hoa chính trị Châu Âu không nhận ra? Thật là vô lý.

Lê Ngọc Thống

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/binh-luan-quan-su/khi-nga-my-so-gang-hoc-thuyet-hat-nhan-3424679/