Khi ngủ, nếu trẻ có những biểu hiện vô thức này chứng tỏ não phát triển rất tốt, lớn lên sẽ rất thông minh

Có những hành vi 'lạ' khi ngủ cũng ngầm tiết lộ trẻ có thể có IQ cao mà bố mẹ không hay biết.

Con người tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, vì vậy một giấc ngủ ngon sẽ hữu ích hơn cho sự phát triển khỏe mạnh và hoạt động của não của trẻ. Ai cũng biết rằng trẻ ngủ ngon, ăn ngon thì cơ thể sẽ tràn đầy năng lượng, trí óc được phát triển.

Tuy nhiên, cũng có những hành vi "lạ" khi ngủ cũng ngầm tiết lộ trẻ có thể có IQ cao mà bố mẹ không hay biết. Dưới đây là những biểu hiện như thế:

Trẻ cười khi ngủ

Nhiều bà mẹ thích ngắm con ngủ, không chỉ vì con ngoan hơn khi ngủ, mẹ có thể tiết kiệm được một phần sức lực, mà còn có một lý do quan trọng nữa là bé rất dễ thương khi ngủ. Không những vậy khi ngủ trẻ còn thể hiện những cảm xúc trên cơ thể vô cùng khác biệt. Có trẻ cười khi ngủ, có trẻ khóc, có trẻ trằn trọc, khó chịu…

Do vậy, nhìn vào cách trẻ ngủ cha mẹ có thể đoán biết được trẻ đang có vấn đề gì. Đặc biệt, trẻ nhỏ cười khi ngủ mẹ chỉ nghĩ đơn giản là bé dễ thương nhưng thực chất đó là biểu hiện trẻ có chỉ số IQ cao. Bởi vì khi trẻ còn nhỏ, chúng thường không biểu hiện nhiều, đặc biệt là khi đang ngủ. Khi trẻ cười trong khi ngủ, điều đó có nghĩa là trái tim của trẻ đang rất thỏa mãn và hài lòng.

Ảnh minh họa

Và khi trẻ cười, não bộ và các cơ cần được phối hợp với nhau. Chính vì vậy, cười khi ngủ cần có sự hợp tác của cả cơ thể trẻ, đây cũng là biểu hiện cho hoạt động não bộ của trẻ ất tốt. Mạng lưới thần kinh của trẻ có khả năng kiểm soát tình hình tổng thể và truyền đạt được các biểu cảm, suy nghĩ, tâm trạng khi ngủ. Trẻ thích cười khi ngủ chứng tỏ tâm trạng trẻ đang vui vẻ, đồng thời trí não trẻ đang phát triển vượt trội.

Đá chăn trong vô thức

Có nhiều trẻ khi ngủ thường đá chân, thời gian của mỗi lần không dài, có thể chỉ vài giây. Lúc đầu người lớn có thể không để ý lắm, nghĩ rằng đó là hành động vô thức khi trẻ nằm mơ.

Thực tế thì việc trẻ lật người và đạp chăn trong vô thức là một hiện tượng tốt, cho thấy cơ chân của trẻ đang hình thành và phát triển tốt, trẻ có đủ sức mạnh để đạp chăn ra khỏi người. Trẻ ngày càng nhạy cảm hơn và nhận thức được thế giới bên ngoài.

Ảnh minh họa

Hành động đá chăn của trẻ cũng giúp cải thiện về khả năng nhận thức. Nó xuất hiện càng sớm chứng tỏ sự phát triển của trẻ tốt, não bộ chi phối và tác động đến hành vi của trẻ, biểu hiện cho thấy trẻ sẽ có chỉ số IQ cao trong tương lai.

Nhạy cảm khi ngủ

Nhiều bậc cha mẹ thường buồn phiền rằng con mình ngủ không được sâu giấc, dễ tỉnh giấc hay giật mình trong khi ngủ chỉ vì những âm thanh hay tiếng động nhỏ xung quanh. Tuy nhiên cha mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi đây là một trong những biểu hiện của một đứa trẻ thông minh.

Ảnh minh họa

Sở dĩ trẻ nhạy cảm với những tiếng động xung quanh trong lúc ngủ là do não bộ của bé đang phát triển sớm, các tế bào thần kinh hoạt động nhanh nhạy và phản ứng liên tục với các tác động bên ngoài. Khả năng cảm nhận tuyệt vời này có thể cho thấy não bộ của trẻ đang phát triển cực kỳ tốt. Do đó, bất kỳ tiếng động nhỏ nào cũng khiến chúng tỉnh giấc hoặc có phản ứng lại. Tương lai có thể bé sẽ là một đứa trẻ lanh lợi và cực kỳ thông minh.

Thích nằm sấp khi ngủ

Nghiên cứu của một nhóm các chuyên gia của trường Đại học Harvard cho biết, tư thế ngủ cũng phản ánh phần nào quá trình phát triển trí thông minh của trẻ.

Nhóm chuyên gia này đã tiến hành khảo sát tư thế ngủ của hơn 350 trẻ nhỏ, có sức khỏe và phát triển bình thường. Kết quả là những đứa trẻ yêu thích tư thế ngủ nằm sấp hoặc dang rộng chân tay thường có chỉ số IQ cao hơn, phản xạ tốt hơn những trẻ khác. Trẻ thích ngủ ở tư thế nằm thẳng và dang rộng chân tay cũng có tốc độ phát triển trí tuệ tương đương.

Vì khi ở trong bụng mẹ trẻ đã nằm tư thế này nên khi nằm sấp trẻ sẽ có cảm giác an toàn. Từ góc độ tâm lý học, hành động tự bảo vệ này có thể cho thấy trẻ rất thông minh và biết cách tự bảo vệ mình.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo tư thế ngủ này nguy hiểm, dễ "lấy mạng" trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh vì nguy cơ dẫn đến nghẹt thở cao.

Ảnh minh họa

Hiệp hội Giấc ngủ Hoa Kỳ chia chu kỳ giấc ngủ hoàn chỉnh thành chuyển động mắt nhanh (REM) và chuyển động mắt không nhanh (NREM), REM thường gọi là giấc ngủ sâu, trong khi giấc ngủ nhẹ thường xảy ra ở giai đoạn chuyển động mắt không nhanh.

Khi bé ngủ say, cơ bắp hoàn toàn thả lỏng và gần như không thể kiểm soát được, dù có tỉnh giấc tạm thời cũng sẽ ở trong trạng thái mơ hồ.

Tính cảnh giác cao và khả năng phản ứng nhanh cho thấy hệ thần kinh của bé đã phát triển đầy đủ, dù chưa hoàn toàn đi vào trạng thái ngủ sâu khi ngủ nhưng có ý thức tự bảo vệ rất mạnh.

Trẻ em cần ngủ bao nhiêu?

Ngủ là thời gian não của trẻ được điều chỉnh lại để tăng thêm năng lượng, giúp trẻ học và ghi nhớ mọi thứ, giúp trẻ phát triển toàn diện về tinh thần.

- Trẻ dưới 1 tuổi, giờ ngủ từ 19:00, thời gian ngủ 12-16 tiếng.

- Trẻ từ 1- 2 tuổ, giờ ngủ 19:30, thời gian ngủ 11-14 tiếng.

-Trẻ từ 3-5 tuổi, giờ ngủ 20:00, thời gian ngủ 10-13 tiếng.

- Trẻ từ 6-12 tuổi, giờ ngủ 21:00, thời gian ngủ 9-12 tiếng.

6 món đồ nội thất thông minh đáng sở hữu hiện nay

Như Ca (t/h)

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/khi-ngu-neu-tre-co-nhung-bieu-hien-vo-thuc-nay-chung-to-nao-phat-trien-rat-tot-lon-len-se-rat-thong-minh-172231005114147632.htm