Khi nhà văn thành nhân vật chính

'Cuộc sống bí mật của các nhà văn', 'Dựa trên một câu chuyện có thật', 'Hội hè miên man'... là những tác phẩm có nhân vật chính làm nghề viết văn.

 Trong Cuộc sống bí mật của các nhà văn (Guillaume Musso), Nathan Fawles là một nhà văn nổi tiếng, thích sống một mình và không sợ cô đơn. Anh ấy lựa chọn cuộc sống ở trên một hòn đảo biệt lập với phần còn lại của thế giới. Tại đây, Nathan gặp Raphael Bataille - một thanh niên 24 tuổi đang tập tành viết lách và nữ phóng viên trẻ tuổi người Thụy Sĩ - Mathilde Monney. Kể từ đó, số phận của ba người đan xen lẫn nhau và vô tình xoay quanh cái chết của một người phụ nữ. Nội dung tổng thể không quá mới lạ, tuy nhiên dưới ngòi bút của Guillaume Musso, mọi chi tiết đều được hé lộ dần, sự thật cũng hiện ra từng lớp một đầy hấp dẫn. Ảnh: Ngô Vinh.

Trong Cuộc sống bí mật của các nhà văn (Guillaume Musso), Nathan Fawles là một nhà văn nổi tiếng, thích sống một mình và không sợ cô đơn. Anh ấy lựa chọn cuộc sống ở trên một hòn đảo biệt lập với phần còn lại của thế giới. Tại đây, Nathan gặp Raphael Bataille - một thanh niên 24 tuổi đang tập tành viết lách và nữ phóng viên trẻ tuổi người Thụy Sĩ - Mathilde Monney. Kể từ đó, số phận của ba người đan xen lẫn nhau và vô tình xoay quanh cái chết của một người phụ nữ. Nội dung tổng thể không quá mới lạ, tuy nhiên dưới ngòi bút của Guillaume Musso, mọi chi tiết đều được hé lộ dần, sự thật cũng hiện ra từng lớp một đầy hấp dẫn. Ảnh: Ngô Vinh.

Dựa trên một câu chuyện có thật là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Pháp Delphine de Vigan. Sau khi ra mắt, cuốn sách gặt hái thành công lớn và đạt giải thưởng Renaudot năm 2015. Tác giả đã tái hiện hình ảnh của chính mình trong cuộc chiến nội tâm gay gắt khi nhân vật Delphine phải đấu tranh để vượt qua nỗi sợ viết lách. Tác phẩm bộc bạch được tâm tư, suy nghĩ của chính tác giả một cách mượt mà, nêu bật ý nghĩa của mối tương quan giữa văn chương và hiện thực… Ảnh: Netabooks.

Hội hè miên man được coi là cuốn hồi ký xuất sắc về cuộc đời và sự nghiệp của đại văn hào Ernest Hemingway. Tác phẩm một lần nữa khẳng định phong cách đặc trưng của Hemingway cùng cái nhìn đặc sắc của ông đối với sự tương quan giữa văn chương và con người. Hình ảnh nhà văn trong tác phẩm hiện lên vừa mới mẻ vừa thân thuộc so với chính các nhân vật ông từng xây dựng. Đó là một con người đang tập tành vào nghề, không giàu có gì nhưng lại sống rất hạnh phúc. Và đó cũng là một cuộc sống tràn ngập tình yêu, triết lý và cả sự kính ngưỡng mà ông dành cho những nhà văn khác. Ảnh: Neverblossom.

Hiệu sách nhỏ ở Paris được Nina George sáng tác. Cuốn sách được bán chạy trên toàn thế giới và được dịch ra 28 thứ tiếng khác nhau. Tác phẩm nói về Jean Perdu - chủ một hiệu sách ở Paris. Tuy không phải một tác giả nhưng anh lại có biệt danh “dược sĩ văn chương”, là nhân vật có thể “kê đơn” những cuốn sách thích hợp nhất để độc giả có thể vượt qua những nỗi đau hay vết thương trong quá khứ. Mâu thuẫn hiện ra khá rõ ràng khi Perdu có thể chữa lành nỗi đau cho mọi người nhưng lại bất lực trước chính những tổn thương trong lòng mình. Ảnh: Bookshop.

Cẩm nang đốt nhà các văn hào New England (Brock Clarke) là một cuốn sách hài hước nhưng đầy tinh tế, phóng khoáng mà sâu sắc. Nội dung chính xoay quanh Sam Pulsifer khi cậu bị hiểu nhầm là hỏa tặc đã đốt trụi nhà của nữ sĩ Emily Dickinson và nhận được hàng trăm bức thư yêu cầu “hóa vàng” luôn nhà của Mark Twain, Edith Wharton hay Nathaniel Hawthorne. Mười năm tù là hình phạt nặng nề đối với chàng trai trẻ. Sau này, Sam cố gắng xây dựng cuộc sống mới nhưng mọi chuyện bắt đầu tồi tệ khi nhà của hàng loạt văn sĩ nổi tiếng đồng loạt bốc cháy. Ảnh: Nyatimita.

Hứa Mộc

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/khi-nha-van-thanh-nhan-vat-chinh-post1333296.html