Khi niềm tự hào của Thổ Nhĩ Kỳ gục ngã hàng loạt tại Syria

Máy bay tấn công không người lái Bayraktar TB2 được coi là niềm tự hào của không quân Thổ Nhĩ Kỳ, tuy lập nhiều chiến công tại Syria, nhưng chúng cũng chịu tổn thất không nhỏ.

 Máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar TB2 đánh dấu bước nhảy vọt của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đây được coi là môt trong các UCAV mạnh nhất thế giới.

Máy bay tấn công không người lái (UCAV) Bayraktar TB2 đánh dấu bước nhảy vọt của nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, đây được coi là môt trong các UCAV mạnh nhất thế giới.

Tại chiến trường Syria, đòng UCAV này đóng vai trò chủ lực trong phi đội máy bay tấn công không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ nhắm vào quân đội Syria.

Nạn nhân của chiếc UCAV này rất đa dạng từ xe tăng chủ lực, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chuyển quân cho tới các tổ hợp phòng không.

UAV Bayraktar TB2 có thể mang theo hai tên lửa chống tăng UMTAS cũng do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển.

Mỗi quả tên lửa UMTAS chỉ có trọng lượng hơn 37 kg và được gắn hai bên cánh của Bayraktar TB2. UMTAS có đường kính khoảng 160mm với tầm bắn tối thiểu là 500m và tối đa là 8.000m.

Nhằm tránh Bayraktar TB2 bị tấn công bởi hệ thống phòng không vác vai của đối phương, Thổ Nhĩ Kỳ thường cho chúng bay ở độ cao trên 5.000m.

Có thể nói, UAV UAV Bayraktar TB2 được coi là niềm kiêu hãnh của ngành chế tạo công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã được trang bị một “đội quân” 86 UCAV Bayraktar TB2.

Cũng nhờ có UCAV này mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể gia nhập nhóm các “cường quốc UCAV tấn công” trên thế giới.

Bayraktar TB2 có thể được coi là một hệ thống UCAV tấn công, mỗi hệ thống gồm 6 UAV, 2 trạm điều khiển mặt đất (GCS), 3 thiết bị đầu cuối dữ liệu mặt đất (GDT), 2 thiết bị đầu cuối video từ xa (RVT) và thiết bị hỗ trợ mặt đất.

UCAV này có chiều dài 6,5 m, sải cánh 12 m và trọng lượng cất cánh tối đa 630 kg. Bayraktar TB2 có thể mang trọng tải tối đa hơn 55 kg.

Cấu hình tiêu chuẩn bao gồm mô-đun camera quang điện tử (EO), mô-đun camera hồng ngoại (IR), thiết kế laser, công cụ tìm kiếm laser (LRF) và hệ thống điều khiển laser.

Được biết Bayraktar TB2 bắt đầu được phát triển vào ăm 2007 và đưa vào biên chế cuối năm 2011.

Chiến trường Syria là nơi chúng thử lửa đầu tiên. Tuy nhiên, “niềm kiêu hãnh” của Thổ Nhĩ Kỳ lại bị quân đội Syria đánh tan tác.

Ít nhất cho tới thời điểm này đã có khoảng 20 chiếc Bayraktar TB2 bị bắn tan xác trên không. Hiện Ankara đang tìm cách đối phó để hạn chế ít nhất việc chúng bị đối phương bắn hạ như trong thời gian gần đây.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: http://anninhthudo.vn/quan-su/anh-khi-niem-tu-hao-cua-tho-nhi-ky-guc-nga-hang-loat-tai-syria/845971.antd