Khỉ thầy tu – Tìm hiểu về loài khỉ thông minh nhất thế giới

Khỉ thầy tu được xem là một trong những loài khỉ thông minh nhất thế giới. Ngay từ hàng nghìn thiên niên kỷ trước, chúng đã bước dần vào kỷ nguyên đồ đá, biết sử dụng các công cụ bằng đá để chế biến thức ăn.

 Khỉ thầy tu hay khỉ Capuchin có tên khoa học là Cebinae. Chúng thuộc loài linh trưởng, nặng từ 2,9 đến 3,9 kg, chiều dài từ 34 đến 84 cm.

Khỉ thầy tu hay khỉ Capuchin có tên khoa học là Cebinae. Chúng thuộc loài linh trưởng, nặng từ 2,9 đến 3,9 kg, chiều dài từ 34 đến 84 cm.

Capuchin được cho là một trong những loài khỉ thông minh nhất thế giới, các nhà khoa học đã phát hiện ra chúng đã lặng lẽ bước vào thời kỳ đồ đá 3.000 năm trước - mặc dù muộn hơn chúng ta khoảng 3 triệu năm.

Cụ thể, khỉ Capuchin trong Công viên quốc gia Capiwala đã đặt hạt cây trên những viên đá lớn hoặc rễ cây cứng, sau đó đập chúng bằng đá để lấy nhân ở bên trong. Điều này cho thấy, tổ tiên của những con khỉ Capuchin này cũng sử dụng các công cụ bằng đá theo cách này.

Nếu điều này đúng sự thật, thì chúng cũng có rất nhiều điểm tương đồng với tổ tiên của loài người. Sau khi tìm kiếm, các nhà khoa học thật sự phát hiện ra ở dưới tầng đất 3000 năm tuổi, có một số lượng lớn các công cụ bằng đá cổ được hình thành.

Những công cụ bằng đá được khai quật này đều có kích thước nhỏ và hầu hết bị hư hỏng - có thể chúng mới bắt đầu sử dụng công cụ bằng đá, thiếu kinh nghiệm và các loại hạt chúng ăn vẫn còn chưa được phong phú.

Tuy nhiên, có một khoảng trống lịch sử giữa niên đại của các viên đá, rơi vào khoảng 640 - 565 năm trước. Các chuyên gia không rõ điều này là do lũ khỉ ngưng sử dụng đá, hay do chúng đã rời bỏ khu vực này mà đi.

Có vẻ như khỉ Capuchin đã tiến hóa nhanh chóng sau khi bước vào thời kỳ đồ đá. Chúng thích nghi với môi trường trong 3000 năm và nhanh chóng điều chỉnh các công cụ của mình để đáp ứng nhu cầu có được các loại thực phẩm phong phú hơn.

Hiểu được cách thức sử dụng công cụ của khỉ Capuchin đã phần nào giải đáp nguồn gốc thực tiễn của các nhóm linh trưởng khác, bao gồm tổ tiên của con người.

Một trong những công cụ bằng đá lâu đời nhất được biết đến là lưỡi dao cạo râu có niên đại cách đây 3,3 triệu năm được cho là của hai loài họ hàng xa xưa của loài người là thú mỏ vịt Australopithecus afarensis và Kenyanthropus chế tạo nên.

Trước khi những người vượn đầu tiên chế tạo ra công cụ bằng đá thì họ đã sử dụng đá cuội để chế biến thức ăn, giống như cách mà các Capuchin ở Serra da Capivara ngày nay vẫn hay làm.

Trong nhiều thập kỷ qua, các nhà khoa học đã chứng minh được khỉ Capuchin có thể sử dụng các công cụ ngay cả trong điều kiện nuôi nhốt hay trong các cuộc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Trên hết, các nhà nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng, Capuchin đã có những bước tiến dài trong việc sử dụng công cụ tuy nhiên không giống như tổ tiên của loài người đã làm. Ví dụ, đôi khi chúng phá vỡ các hòn đá khi tách hạt điều, nhưng chưa bao giờ dùng những mảnh vỡ sắc nhọn đó làm công cụ cắt, một bước tiến quan trọng trong quá trình tiến hóa của loài người.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News

Thùy Dung (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/khi-thay-tu-tim-hieu-ve-loai-khi-thong-minh-nhat-the-gioi-1547468.html