Khó khăn trong việc thu thuế bán hàng qua mạng

Hơn ba tháng sau khi Bộ Tài chính đưa ra đề xuất, lấy ý kiến về phương án tính thuế với người bán hàng trên internet, nhiều chuyên gia kinh tế, người kinh doanh có những góc nhìn về tính pháp lý, hành lang kỹ thuật, sự bảo đảm công bằng trong thu thuế. Nhiều ý kiến cho rằng, chế tài và phương pháp điều chỉnh theo đề xuất của Bộ Tài chính chưa thật hợp lý, khiến việc thu thuế người bán hàng qua mạng vẫn không khả thi.

5 ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran mà ông gọi là "khủng khiếp", Ngoại trưởng Mike Pompeo nói với các nhà ngoại giao Anh, Pháp và Đức rằng ông tin vẫn còn hy vọng.

Trong một cuộc họp ngày 4/5, ông nói với những người đồng nghiệp châu Âu rằng nếu ông có thêm vài ngày để thương lượng, có một cơ hội, dù là nhỏ, để đôi bên có thể lấp đầy khoảng cách trong các "điều khoản gây tranh chấp".

Đến ngày 7/5, khi Ngoại trưởng Anh Boris Johnson đến Washington D.C. để cố gắng cứu vãn mọi thứ vào giờ chót, mọi hy vọng đã tiêu tán. Pompeo nói với Johnson rằng ông Trump không chỉ quyết định rút hoàn toàn khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, ông còn tái áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề nhất lên Tehran.

Những ngày cuối đầy căng thẳng trước khi Tổng thống Trump chính thức thông báo rút khỏi thỏa thuận Iran đã phô bày sự thật rằng thỏa thuận này vẫn là một vấn đề phức tạp và gây chia rẽ trong Nhà Trắng, ngay cả khi sau khi tổng thống cải tổ nội các và bổ nhiệm những nhân vật tương đối "diều hâu" như ông Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton. Nó cũng cho thấy cán cân quyền lực mới đằng sau tổng thống trong năm thứ 2 của ông tại Nhà Trắng.

Cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton là nhân vật quyền lực mới trong Nhà Trắng. Ảnh: AFP.

Cố vấn an ninh quốc gia John R. Bolton là nhân vật quyền lực mới trong Nhà Trắng. Ảnh: AFP.

Cuộc đua đến "đôi tai" tổng thống

Bolton hiện lên như nhân vật có ảnh hưởng tiếp theo, rõ ràng là người có thể tương tác với tổng thống và kiểm soát những quan điểm mà ông ấy được nghe. Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, người phản đối việc rời thỏa thuận nhưng không lớn tiếng ngăn cản đến cùng, ngày càng cô độc hơn. Pompeo, cựu giám đốc CIA và từng là một nghị sĩ cứng rắn, có vẻ sẽ đóng vai trò linh hoạt và chừa chỗ cho các giải pháp ngoại giao. Dù gì đi nữa, giờ đây ông đã là người đứng đầu Bộ Ngoại giao.

Đằng sau những giằng co đó, các nhà phân tích nhận định, cuộc tranh cãi về Iran phô bày rạn nứt sâu hơn trong đội ngũ cộng sự của Trump, giữa những người như Mattis, muốn thay đổi hành vi của một chính quyền thù địch và những người như Bolton, muốn thay đổi luôn chính quyền đó.

"Từ ngày 11/9/2001 đến nay, luôn có một giằng co về chính sách rằng mục tiêu của Mỹ đối với các nhà nước 'bất trị' là nên thay đổi hành vi hay thay đổi nhà nước đó", New York Times dẫn lời Robert S. Litwark, phó chủ tịch và là giám đốc chương trình nghiên cứu an ninh quốc tế tại Trung tâm Học giả Woodrow Wilson.

Những người theo trường phái cứng rắn cho rằng việc thay đổi hành vi, dù là bằng trừng phạt hay áp lực quân sự, cũng đều không bền vững vì các hành động của chính quyền xuất phát từ bản chất.

Trong hơn một thập kỷ và đến tận bây giờ, ông Bolton vẫn ủng hộ giải pháp "lật đổ chính quyền Hồi giáo ở Tehran".

Tất nhiên, từ trước lúc ông Bolton đến, chính quyền ông Trump cũng không quá hiếu hòa. Thời còn là một chỉ huy thủy quân, Mattis cũng nuôi dưỡng ác cảm với Iran. Dù vậy, ông lo ngại việc rời bỏ thỏa thuận sẽ làm rạn nứt quan hệ của Mỹ với đồng minh châu Âu, gây ảnh hưởng cuộc đàm phán về hạt nhân Triều Tiên.

Nhưng Bolton là người đang có "đôi tai" của tổng thống. Ông không chủ trì các cuộc họp cấp cao trong Hội đồng An ninh Quốc gia, cơ hội để các cuộc tranh luận nổ ra. Thay vào đó, ông nói chuyện với tổng thống trong các phiên họp nhỏ hơn, lưu ý cho cánh cửa văn phòng ở Cánh Tây luôn đóng kín. Ông tạo được một mối quan hệ thoải mái với tổng thống, sử dụng ngôn ngữ đúng chất "nước Mỹ trên hết".

Về sau, Bolton thừa nhận rằng ông "hầu như không có gì để nói thêm" sau bài phát biểu rút khỏi thỏa thuận Iran của tổng thống.

Bộ trưởng Mattis vừa mất đi 2 "đồng minh", cựu ngoại trưởng Tillerson và cựu cố vấn an ninh quốc gia McMaster, đều do tổng thống sa thải. Ảnh: Reuters.

Trong lúc Bolton củng cố quyền lực, Mattis thấy ông ngày càng cô đơn hơn. Ông đã mất đi "đồng minh" cũ là cựu ngoại trưởng Rex Tillerson sau khi Tillerson bị tổng thống sa thải. Cựu cố vấn an ninh quốc gia H. R. McMaster, không gần gũi với Mattis như Tillerson, cũng là người ủng hộ thỏa thuận. Giờ thì chỉ còn ông có quan điểm đó trong Nhà Trắng.

Pompeo thì sao? New York Times nhận định ngoại trưởng Mỹ sẽ đứng đâu đó ở giữa trong các cuộc tranh luận giữa ông Mattis và ông Bolton. Khi còn ở quốc hội, ông thường xuyên kêu gọi dẹp bỏ thỏa thuận Iran. Lúc trở thành giám đốc CIA, ông nói về lợi ích của việc thay đổi chính quyền ở Triều Tiên, nhưng sau đó phủ nhận việc này.

Khi nhậm chức ngoại trưởng, Pompeo chứng tỏ cho các đồng nghiệp châu Âu thấy rằng ông sẵn sàng đàm phán để giữ lại thỏa thuận, bất chấp thái độ thù địch rõ ràng của tổng thống.

Đã có lúc ông Pompeo và các nhà ngoại giao châu Âu tưởng đã tìm được sự đồng thuận để níu kéo thỏa thuận hạt nhân. Họ đã thống nhất 90% đối với một văn bản phụ lục cho thỏa thuận. Khúc mắc cuối cùng là việc Washington yêu cầu giới hạn đối với việc sản xuất nhiên liệu hạt nhân của Iran phải kéo dài vô thời hạn.

Trong khi đó, một số nhà phân tích lại cho rằng đàm phán thất bại chỉ cho thấy Tổng thống Trump từ đầu đã muốn dẹp bỏ thỏa thuận hạt nhân, và ông chỉ trải qua quy trình đàm phán lại như một thủ tục.

Vấn đề Triều Tiên: "Chiến địa" tiếp theo?

Đại diện của cả 3 ông Bolton, Pompeo và Mattis đều phủ nhận việc chia rẽ.

"Mặt trận" tiếp theo họ có thể sẽ đối đầu nhau là việc lựa chọn chính sách với Triều Tiên. Đến giờ phút này, ông Pompeo đang là người chịu trách nhiệm lớn nhất cho mọi việc và ông làm mọi việc dựa vào các nhân viên cũ ở CIA chứ hiếm khi sử dụng Bộ Ngoại giao hay Hội đồng An ninh Quốc gia.

Sau 2 chuyến đi đến Triều Tiên, ông Pompeo hiện là người có ảnh hưởng lớn nhất đến vấn đề Triều Tiên, nhưng ông có thể không phải người quyết định chính sách của Washington đến Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, Bolton cũng không phí thời gian mà bày tỏ ngay quan điểm của ông. Ông dẫn ra việc Libya tự giao nộp vũ khí hạt nhân vào năm 2003 và cho rằng việc rút khỏi thỏa thuận Iran sẽ là quân bài mạnh hơn cho Trump trên bàn đàm phán.

"Khi bạn nghiêm túc về việc loại bỏ mối đe dọa về làm giàu hạt nhân, bạn phải đánh vào khía cạnh cho phép một nhà nước hạt nhân triển vọng có thể đạt được hạt nhân, ông Bolton nói. "Thỏa thuận Iran không làm được việc đó. Một thỏa thuận chúng tôi mong đạt được, như tự tin của tổng thống trước Triều Tiên", là một thỏa thuận phải bao quát hết các vấn đề đó.

Những khoảnh khắc thân tình giữa Trump và Macron Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Pháp Macron thể hiện tình hữu nghị đặc biệt qua những cái chạm trong chuyến thăm của Tổng thống Macron tại Mỹ từ ngày 23/4.

Phương Thảo
Theo New York Times

Nguồn QĐND: http://www.qdnd.vn/xa-hoi/cac-van-de/kho-khan-trong-viec-thu-thue-ban-hang-qua-mang-533422