Khốc liệt kinh hoàng những trận hải chiến trong CTTG 1 (1)

Mặc dù diễn ra rất khốc liệt, nhưng các trận hải chiến trên biển trong chiến tranh thế giới thứ 1 thường diễn ra một cách sòng phẳng và rất 'quân tử'.

Khoang tàu ngầm của Anh khi con tàu này đang được đóng mới tại cảng Newcastle. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã đánh dấu bước ngoặt với sự tham gia của các tàu ngầm chiến đấu. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trận hải chiến tấn công lên vịnh Suvla vào tháng 1/1916. Đây là một phần trong chiến dịch của quân Đồng Minh nhằm tấn công vào thủ đô của Ottoman (Istanbul ngày nay). Nguồn ảnh: Theatlantic.

Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, các tàu chiến, tàu chở hàng và tàu hải quân thường được sơn ngụy trang theo kiểu này để tàu ngầm của đối phương không thể xác định được loại tàu, khoảng cách và tốc độ từ đó không thể phóng ngư lôi chính xác được. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Máy bay Curtiss Model AB-2 cất cánh từ tàu USS North Carolina. Ảnh được chụp vào ngày 12/6/1916. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một chiếc máy bay đã cất cánh thành công từ một chiến hạm nhờ hệ thống ray phóng. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tàu USS Fulton (số thân AS-1) với lớp sơn ngụy trang chống tàu ngầm theo kiểu Mỹ đang ở cảng Nam Carolina. Ảnh chụp ngày 1/11/1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Bức ảnh màu hiếm hoi trong chiến tranh thế giới thứ nhất ghi lại cảnh tượng một đoàn tàu vận tải chở hàng qua mỏm Andromeda, Jaffa. Ảnh chụp năm 1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Những khẩu pháo cỡ nòng 155 mm đang được kéo lên chiến hạm Sedd-el Bahr. chiến hạm Sedd-el Bahr lúc đó đang chuẩn bị cho chiến dịch tấn công vào Gallipoli Penninsula. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Thiết giáp hạm Đức SMS Kaiser trên đường tới cảng Kaiser Wilhelm II ở Kiel, Đức. Ảnh được chụp vào khoảng thời gian từ năm 1911-1914. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tàu ngầm HMS A5-mẫu tàu ngầm đầu tiên do Hải quân Hoàng gia Anh thiết kế và sản xuất vào năm 1905. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Hàng loạt các nòng pháo cỡ lớn trong một nhà máy đóng tàu ở Washington D.C, Mỹ. Các tàu tuần dương, khu trục, thiết giáp hạm thời bấy giờ thường có cỡ nòng từ 220 cho tới 440 mm. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Một chú mèo trên nòng pháo 380 mm của chiếc chiến hạm HMS Queen Elizabeth thuộc Hải quân Hoàng gia Anh. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tàu vận tải USS Pocahontas của Hải quân Mỹ với màu sơn ngụy trang nhằm tránh bị tấn công bởi tàu ngầm đối phương. Với kiểu ngụy trang này, các tàu ngầm sẽ không thể tính toán chính xác được các phần tử bắn để khai hỏa chính xác. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuy nhiên không phải lúc nào lớp sơn ngụy trang này cũng tỏ ra có tác dụng. Ảnh: Một chiếc tàu cứu sinh chở theo thủy thủ chạy trốn khỏi một con tàu vận tải của Anh vừa bị tàu ngầm Đức đánh chìm. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Chiếc thủy phi cơ Dunne D.8 được giới thiệu tại New York năm 1918. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Thiết giáp hạm USS New Jersey thuộc lớp Virginia của Hải quân Mỹ với màu ngụy trang khá độc đáo. Ảnh chụp vào năm 1918. Về sau, các kiểu ngụy trang trên tàu thủy không được áp dụng nhiều vì người ta nhận thấy cách thức này ngày càng tỏ ra vô dụng khi công nghệ phát hiện tàu chiến đối phương của các nước càng ngày càng phát triển và người ta dần dần chuyển sang dùng thiết bị chú không còn dùng "mắt" như trước nữa. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tàu ngầm Đức SM U-35 đánh chìm tàu vận tải SS Maplewood của Hải quân Hoàng gia Anh sau khi phát lệnh cảnh cáo và dành 15 phút cho các thủy thủ trên tàu Anh sơ tán. Các chỉ huy trong chiến tranh thế giới thứ nhất rất quân tử, họ không có các hành động tàn sát, giết chóc dã man với đối phương nếu cảm thấy không cần thiết. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuần dương hạm SMS Emden của Hải quân Đức tại đảo Cocos năm 1914. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tàu ngầm UB-148 của Đức nổi lên mặt nước đầu hàng quân Đồng Minh sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc. Nguồn ảnh: Theatlantic.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khoc-liet-kinh-hoang-nhung-tran-hai-chien-trong-cttg-1-1-857815.html