Khơi dậy tiềm năng vùng đất mở Kim Sơn

Kim Sơn cần phải tiếp tục phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm trong triển khai các nhiệm vụ, trong đó cần tạo điều kiện môi trường thông thoáng, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, nhất là khai thác tiềm năng kinh tế biển... Vấn đề này đòi hỏi sự vào cuộc một cách đồng bộ của cả hệ thống chính trị cho đến mỗi người dân. Đó cũng chính là những tham vấn của các đại biểu tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy làm việc với Ban Thường vụ Huyện ủy Kim Sơn mới được tổ chức vào trung tuần tháng 3 vừa qua.

Vùng nuôi ngao thuộc xã Kim Đông (Kim Sơn). Ảnh: Thế Minh

Tốc độ phát triểnchưa tương xứng vơítiềm năng

Thực tế trongnhững năm qua, đặc biệt là từ đầu nhiệm kỳ 2015 – 2020 đến nay, BCH Đảng bộhuyện Kim Sơn đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành nhiều giải pháp để khaithác thế mạnh của địa phương, nhờ vậy mà đến hết năm 2018, tốc độ tăng trưởngGDP của huyện đạt 7,51%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

Tuy nhiên, so vơítiềm năng của vùng đất mở thì Kim Sơn chưa thực sự khai thác hết thế mạnh. Đồngchí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định: Kim Sơn được xemlà vùng trọng điểm của tỉnh bởi đây là huyện đồng bằng ven biển duy nhất củatỉnh Ninh Bình, đất đai màu mỡ, địa hình bằng phẳng và được chia thành hai vùngchính: Vùng đồng bằng và vùng ven biển. Cơ sở hạ tầng giao thông cơ bản hoànthiện, có khả năng giao thương với tất cả các vùng trong toàn quốc; Quốc lộ 10,12B đã hình thành và kết nối đến tận đê Bình Minh II. Tới đây có đường ven biểnđể nối các tỉnh từ Nghệ An đi Quảng Ninh- đây là con đường xương sống để tạo vàthúc đẩy ngành nuôi trồng thủy, hải sản. Bên cạnh đó, Kim Sơn có các điểm dulịch nổi tiếng như Nhà thờ đá Phát Diệm, Khu dự trữ sinh quyển thế giới châuthổ sông Hồng, đặc biệt là có gần 20 km bờ biển- tạo điều kiện phát triển kinhtế biển gắn với du lịch. Tiềm năng là vậy, song hiện việc thu hút đầu tư vẫncòn khiêm tốn, nhất là thu hút đầu tư xây dựng công nghiệp (toàn huyện mới có 1cụm công nghiệp Đồng Hướng). Hiện tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất côngnghiệp- xây dựng bình quân hàng năm đạt 7,8%, (chưa đạt mục tiêu nhiệm kỳ(9,1%)). Trong khi đó, công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, vùng đất bãibồi ven biển chưa có quy hoạch sử dụng đất để quản lý, khai thác, tiềm ẩn nhiêùnguy cơ mất an ninh trật tự. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường, thu gom, xửlý rác thải nhất là ở khu vực ven biển chưa được quan tâm thỏa đáng... “Đâychính là những vấn đề đặt ra với huyện Kim Sơn, cần sớm có giải pháp khắc phụcđể khai thác tiềm năng, tạo bứt phá trong tương lai.”- đồng chí Nguyễn NgọcThạch nhấn mạnh.

Kim Sơn có tiềmnăng kinh tế biển rất lớn và mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác chỉ đạođiều hành, song công tác quản lý đất đai vùng đất bãi bồi từ đê Bình Minh IIđến đê Bình Minh III và khu vực Cồn còn nhiều bất cập: Vẫn còn xảy ra tìnhtrạng mua bán, chuyển nhượng đầm, bãi không thông qua cơ quan quản lý Nhà nước.Trước đây, việc đo đạc diện tích, xác định vị trí, mốc giới giao cho các hộthuê chỉ dựa trên các máng đăng theo vàn (chiều rộng, dài quy định mỗi mángđăng từ 200-300m), khi sóng to, gió lớn các mốc bị mất nên các hộ thường xuyêntranh chấp, gây mất ổn định an ninh trật tự. Năm 2014, huyện tiến hành khảo sátbằng máy định vị GPS xác định tọa độ và số đo cụ thể để giao cho các hộ, song,số đo theo máy định vị GPS còn có sai số và chưa có độ chính xác cao.

Năm 2018, sảnlượng thủy, hải sản của huyện Kim Sơn đạt trên 26.000 tấn, vượt 15,5% so vơímục tiêu nhiệm kỳ. Đây là kết quả đáng phấn khởi của Kim Sơn. Tuy nhiên, nhìnnhận ở góc độ quản lý nông nghiệp, đồng chí Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT cho rằngKim Sơn vẫn chưa đạt được tốc độ bứt phá, chưa khai thác triệt để tiềm năng từbiển. Trong vài năm gần đây, các hộ nuôi giống ngao, giống hàu mang lại hiêụquả kinh tế cao, đặc biệt là sản xuất thành công hàu giống, cung cấp lượng lớncho các trại nuôi hàu ở Quảng Ninh. Thị trường con giống chưa đáp ứng đủ nhucầu nuôi thương phẩm, nhưng hiện mới chỉ có một số hộ dân ở xã Kim Trung sảnxuất hàu giống. Cũng liên quan đến vấn đề sản xuất nông nghiệp, nhiều đại biêủđánh giá: Kim Sơn vốn nổi tiếng với gạo chất lượng cao, nhưng hiện sản lượnglúa chất lượng cao mới đạt trên 69.000 tấn, chưa đạt được mục tiêu nhiệm kỳ.Đây là bài toán đặt ra trong thời gian tới đối với huyện Kim Sơn, nếu khôngthực sự có giải pháp kích cầu sản xuất lúa chất lượng cao.

Sáng tạo và quyếtliệt hơn

Với tinh thầnlắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, tại buổi làm việc, các đồng chí trong BanThường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành của tỉnh đãphát biểu ý kiến, góp ý về một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắccủa huyện Kim Sơn trong xây dựng hệ thống chính trị, phát triển kinh tế. Đồngchí Nguyễn Ngọc Thạch, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh gợi mở: Huyện cần khắc phụcngay những bất cập trong quản lý quy hoạch; tập trung xây dựng kế hoạch pháttriển kinh tế- xã hội tổng thể để làm cơ sở xây dựng phát triển các ngành, đồngthời bổ sung, quy hoạch chi tiết các ngành nghề hiện có, tạo điều kiện cho các nhàđầu tư về với Kim Sơn. Hiện nay, quỹ đất của huyện còn rất lớn, có thể xây dựngcác khu, cụm công nghiệp. Trước mắt, huyện cần nghiên cứu, báo cáo với tỉnh xincơ chế đặc thù để huy động các nguồn lực đầu tư vào hạ tầng các khu, cụm côngnghiệp để thu hút nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục quan tâm mởrộng cụm công nghiệp Đồng Hướng, phấn đấu mở rộng tối đa lên 75 ha.

Về vấn đề quản lývùng bãi bồi, nhiều đại biểu cho rằng, đây là vùng có tiềm năng phát triển kinhtế, tuy nhiên do đặc tính “siêu lợi nhuận” luôn gắn liền với “siêu rủi ro” như:Vùng trong đê nuôi tôm sú, cua rèm... đầu tư lớn nhưng thường xuyên bị dịchbệnh, thiên tai. Vùng ngoài đê, nuôi thả ngao đầu tư lớn nhưng nếu gặp thiêntai, nhất là bão biển thì coi như mất trắng... Đây cũng là tình trạng chung củacác vùng nuôi hải sản trên cả nước. Đánh giá được tiềm năng, thách thức, nhiêùđại biểu gợi mở: Kim Sơn cần tập trung lập hồ sơ địa chính vùng bãi bồi, làm cơsở quy hoạch chi tiết, đảm bảo hiệu lực quản lý Nhà nước; quy hoạch lại vùngnuôi trồng thủy sản, tiến tới xây dựng trung tâm hỗ trợ vùng nuôi trồng thuỷsản, kiểm soát dịch bệnh. “Thời gian tới, huyện cần tập trung phát triển toàndiện cả chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản. Trong phát triển nông nghiệp cần nhânrộng các mô hình sản xuất lúa đặc sản, sản xuất theo phương pháp hữu cơ, đápứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường. Cần tính toán quy hoạch lại khu nuôitôm công nghệ cao, tạo điều kiện để các hộ tham gia sản xuất hàu giống, ngaogiống, ngao thương phẩm...”- đồng chí Vũ Nam Tiến, Giám đốc Sở Nông nghiệp vàPTNT góp ý...

Tháo gỡ những khókhăn, vướng mắc trong quá trình phát triển của Kim Sơn không chỉ dừng lại ở mộthội nghị, mà đó còn là cả một quá trình quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo thườngxuyên, liên tục của Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho đến các cấp,ngành, địa phương trong nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn. Đồng chí Bí thư Tỉnh uỷNguyễn Thị Thanh cho biết: Buổi làm việc giữa Ban Thường vụ Tỉnh ủy với BanThường vụ Huyện ủy Kim Sơn đã thu được nhiều kết quả quan trọng, phát huy dânchủ; tranh thủ được trí tuệ của tập thể Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBNDtỉnh, các sở, ban, ngành tham gia đóng góp với Kim Sơn trong lãnh đạo, chỉ đạotriển khai thực hiện các nhiệm vụ. Thời gian tới, Ban Thường vụ Huyện ủy KimSơn cần tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, không ngừng chăm lo bồi dưỡngcán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ kế cận và kế tiếp; mạnh dạn thay đổi tư duytrong bổ nhiệm, đề bạt cán bộ; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt độngcủa MTTQ và các tổ chức đoàn thể. Kim Sơn chủ động hơn nữa trong việc pháttriển kinh tế, có chính sách ưu tiên đối với các lĩnh vực thế mạnh, cần hìnhthành sản phẩm chủ lực có thương hiệu như lúa, hải sản. Bên cạnh sự hỗ trợ củacác sở, ngành chức năng trong việc giúp huyện mở rộng cụm công nghiệp ĐồngHướng, Kim Sơn cần năng động, sáng tạo hơn để thu hút các nhà đầu tư. Kiênquyết lập lại kỷ luật kỷ cương, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và phát huyhiệu quả vùng kinh tế bãi bồi; phối hợp với lực lượng bộ đội biên phòng và cácngành chức năng đảm bảo an toàn, an ninh vùng ven biển, biên giới biển...

Đinh Ngọc

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/khoi-day-tiem-nang-vung-dat-mo-kim-son-2019040808065490p3c23.htm