Khởi nghĩa Lam Sơn - giá trị lịch sử và hiện thực

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định vương Lê Lợi và Bộ thống soái tài ba kết thúc thắng lợi, chấm dứt 21 năm thống trị của chính quyền phong kiến nhà Minh, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê Sơ (1428-1527).

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Giá trị lịch sử và hiện thực”.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học “Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Giá trị lịch sử và hiện thực”.

NDĐT - Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định vương Lê Lợi và Bộ thống soái tài ba kết thúc thắng lợi, chấm dứt 21 năm thống trị của chính quyền phong kiến nhà Minh, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê Sơ (1428-1527).

Trên đây là nhận định tại Hội thảo khoa học với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427) - Giá trị lịch sử và hiện thực” do Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức sáng 28-9, tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thiếu tướng, TS Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam nêu rõ, cách đây 600 năm, ngày 2 tháng 1 năm Mậu Tuất (7-2-1418), Bình Định vương Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, chính thức phát động cuộc đấu tranh vũ trang chống quân Minh xâm lược.

Từ một cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Lam Sơn (Thanh Hóa), trải qua 10 năm chiến đấu gian khổ, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từng bước phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Từ lực lượng ban đầu (năm 1418) chỉ có khoảng hai nghìn người, đến năm 1426, nghĩa quân Lam Sơn đã có đến 350 nghìn quân, liên tiếp lập nên những kỳ tích vang dội ở Bồ Đằng, Trà Lân, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng - Xương Giang…, đẩy quân Minh vào “kế cùng, lực kiệt” và cuối cùng phải chấp nhận rút quân về nước.

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn dưới sự lãnh đạo của Bình Định vương Lê Lợi và Bộ thống soái tài ba kết thúc thắng lợi, chấm dứt 21 năm thống trị của chính quyền phong kiến nhà Minh, mở ra một giai đoạn phát triển mới của chế độ quân chủ tập quyền trong lịch sử Việt Nam với vương triều Lê Sơ (1428-1527).

Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (29-4-1428), tại điện Kính Thiên giữa trung tâm Thành Đông Đô, Bình Định vương Lê Lợi chính thức lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thuận Thiên và khôi phục Quốc hiệu Đại Việt.

Ý kiến tham luận của các đại biểu đại diện gần 60 tham luận của các tướng lĩnh, sĩ quan, nhà khoa học trong và ngoài quân đội tham gia tại hội thảo đã tập trung đi sâu luận giải những vấn đề chủ yếu, đó là: Phân tích bối cảnh trong nước và khu vực, qua đó làm rõ mục tiêu, bản chất của cuộc chiến tranh Đại Việt do nhà Minh phát động; quá trình hình thành, phát triển và bước phát triển nghệ thuật quân sự độc đáo của khởi nghĩa Lam Sơn trong tiến trình lịch sử Việt Nam.

Đồng thời, khẳng định vai trò lãnh đạo của Lê Lợi, Nguyễn Trãi và Bộ Tham mưu nghĩa quân trong việc hoạch định đường lối, xây dựng căn cứ địa, tập hợp quần chúng, xác định phương thức tiến hành và chỉ huy cuộc khởi nghĩa; tầm vóc, ý nghĩa, nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn; đúc rút những bài học kinh nghiệm trong xây dựng thế trận lòng dân, thực hiện sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TRẦN QUYẾT - BÍCH TRANG

Nguồn Nhân Dân: http://nhandan.com.vn/chinhtri/item/37758802-khoi-nghia-lam-son-gia-tri-lich-su-va-hien-thuc.html