Khởi nghiệp: Bài học từ những thất bại

Con đường khởi nghiệp không phải trải hoa hồng, trên con đường ấy còn có những khó khăn, thử thách, thậm chí là thất bại.

Câu chuyện về khởi nghiệp của những gương mặt trẻ dưới đây sẽ cho các bạn trẻ những bài học trân quý về ý chí, nghị lực và cả hành trình vượt qua chông gai, thử thách.

* Anh Lê Đình Hiếu - gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018: Mỗi ngày các bạn cải thiện 1%

Sinh năm 1988, Hiếu là người sáng lập Học viện Đào tạo phương pháp tư duy và kỹ năng sống G.A.P; sáng lập dự án Hear.Us.Now dạy tiếng Anh và tin học cho người khiếm thính. Mỗi năm, dự án của anh hỗ trợ từ 100 đến 200 suất học miễn phí cho người khiếm thính.

Lê Đình Hiếu - gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Sỹ Điền.

Lê Đình Hiếu - gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Sỹ Điền.

Chia sể về câu chuyện khởi nghiệp của mình, Hiếu có hai lời khuyên dành cho các bạn trẻ: Khởi nghiệp không phải dành cho tất cả mọi người mà khởi nghiệp dành cho những người nào muốn thực sự khao khát thay đổi. Các bạn đừng vì thấy hào nhoáng mà dấn thân.

“Nhưng nếu có ý tưởng nào đó mà bạn tâm đắc, mặc dù bạn bè cho nó là “khùng quá đi” nhưng bạn vẫn quyết tâm làm và bạn vẫn khao khát thực hiện thì đó là dấu hiệu của khởi nghiệp” - anh Hiếu chia sẻ.

Nếu có ý tưởng nào đó mà bạn tâm đắc, mặc dù bạn bè cho nó là “khùng quá đi” nhưng bạn vẫn quyết tâm làm và bạn vẫn khao khát thực hiện thì đó là dấu hiệu của khởi nghiệp”.

Anh Lê Đình Hiếu

Câu chuyện thứ 2 mà anh Hiếu muốn nhắn nhủ là: Khởi nghiệp không bao giờ là cuộc đua nước rút, không bao giờ bạn có thành công trong vòng 3 - 6 tháng và bạn phải chuẩn bị tâm lý để ứng xử với nó. Bạn phải xác định, có thể sẽ là một cuộc chạy đua marathon và có thể rất trường kỳ.

“Từ kinh nghiệm thực tế của mình, tôi khuyên các bạn đừng mơ mộng cái gì đó quá to lớn. Dĩ nhiên ước mơ lớn là tốt nhưng khi mình bắt tay vào làm thì hãy thực tế.

Điều quan trọng là ngày hôm nay, bạn làm tốt hơn việc của ngày hôm qua. Chỉ cần mỗi ngày các bạn cải thiện 1% thì sau 1 năm các bạn đã cải thiện được rất nhiều lần” - anh Hiếu bộc bạch.

* Anh Hồ Đức Hoàn - gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng năm 2018: Nếu thất bại thì về đi cày với bố

Hồ Đức Hoàn (bên phải) và anh Trần Văn Thuyết tham gia giao lưu với khán giả tại Lễ tuyên dương 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Ảnh: Sỹ Điền.

Sinh năm 1990, hiện anh Hoàn là Giám đốc Công ty Cổ phần EBIV (đơn vị quản lý Nền tảng đánh giá giáo dục Edu2Review). Trao đổi câu chuyện khởi nghiệp của mình, anh Hoàn chia sẻ: Khởi nghiệp không phải trải hoa hồng, nó sẽ có, khó khăn và thử thách, bởi bản thân Hoàn đã từng gặp phải thất bại.

“Trước khi khởi nghiệp bố có nói với tôi một câu: Bố chấp nhận thành công của con đồng thời bố chấp nhận cả thất bại. Nếu thất bại thì về đây cày với bố 10 mẫu đất” - anh Hoàn kể lại.

Anh cho biết, bản thân và các cộng sự rất chua xót ở thời điểm 2 - 3 năm đầu tiên. Nhiều cộng sự đã rẽ hướng đi mới và bỏ cuộc. Anh và một người bạn Canada đã tìm kiếm trên dưới 15 quỹ đầu tư và nhận được ít nhất 15 cái lắc đầu. Thực tế lúc đó rất khó khăn.

“Tuy nhiên, trong khó khăn đó, tôi đã chọn giải pháp đương đầu với nó. Bởi khi đương đầu thì ít nhất chúng ta có cơ hội chiến thắng. Thứ hai, tôi rất mê lịch sử, cha ông mình đã đấu tranh vì hòa bình, đem lại cơm no, áo ấm cho mình, thì trách nhiệm của thế hệ trẻ chúng ta là phải đưa đất nước đi lên. Mình phải dấn thân, kiên quyết hành động, để biến ước mơ thành hiện thực” - anh Hoàn bộc bạch.

Với Hoàn, động lực lớn nhất là gia đình. “Trước khi khởi nghiệp bố có nói với tôi một câu: Bố chấp nhận thành công của con đồng thời bố chấp nhận cả thất bại. Nếu thất bại thì về đây cày với bố 10 mẫu đất” - anh Hoàn kể lại

* Anh Trần Văn Thuyết - gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018: Những lúc khó khăn nhất hãy nghĩ đến thành công

Sinh năm 1990, anh Thuyết đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu OCS Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Việt Nam. Anh là Trưởng nhóm chủ trì và trực tiếp thiết kế, phát triển các module lõi tính cước quan trọng của hệ thống, góp phần hoàn thiện hệ thống và triển khai thành công vOCS3.0 tại thị trường Việt Nam.

Hai hệ thống vOCS2.0, vOCS3.0 đang được triển khai tại 7 thị

“Những lúc khó khăn nhất, tôi suy nghĩ ngược lại, nếu thành công sẽ được cái gì. Suy nghĩ đó chứng minh được mấy điều: Một là, những sản phẩm đó rất quan trọng đối với Việt Nam mình. Hai là chứng minh năng lực của nhóm mình. Với suy nghĩ đó, tôi đã quay lại làm, tìm giải pháp đột phát đã có được thành công nhất định như ngày hôm nay” - anh Thuyết chia sẻ.

trường Viettel đang đầu tư, đáp ứng và kinh doanh 140 triệu thuê bao.

Khi khởi nghiệp, khó khăn lớn nhất với anh Thuyết là các sản phẩm của công ty đã có một vài đơn vị trên thế giới làm. Thứ nữa, anh Thuyết chưa làm bao giờ và bản thân cùng các cộng sự còn trẻ nên chưa có kinh nghiệm. Mặt khác, trước đó các sản phẩm đã được chứng minh trên thế giới nên việc thay thế nó cực kỳ khó khăn và trở thành áp lực cho bản thân và đồng nghiệp.

“Những lúc khó khăn nhất, tôi suy nghĩ ngược lại, nếu thành công sẽ được cái gì. Suy nghĩ đó chứng minh được mấy điều: Một là, những sản phẩm đó rất quan trọng đối với Việt Nam mình. Hai là chứng minh năng lực của nhóm mình. Với suy nghĩ đó, tôi đã quay lại làm, tìm giải pháp đột phát đã có được thành công nhất định như ngày hôm nay” - anh Thuyết chia sẻ.

* Anh Đỗ Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaedu: Chuẩn bị kỹ trước khi khởi nghiệp

Anh Đỗ Mạnh Hùng. Ảnh: Sỹ Điền.

Với kinh nghiệm của người từng khởi nghiệm từ khi còn là sinh viên năm thứ 2, anh Hùng chia sẻ: “Nếu hỏi ngược lại thời gian tôi có quyết định khởi nghiệp từ năm thứ 2 hay không, tôi sẽ trả lời chắc chắn tôi sẽ tiếp tục thực hiện, nhưng cách làm sẽ khác.

Ngày xưa, tôi bắt đầu câu chuyện lập công ty của mình chỉ bằng khát vọng, bằng sức trẻ; công cụ chỉ là ý chí và quyết tâm. Còn lại những thứ liên quan về hiểu biết doanh nghiệp, về kiến thức xã hội, về kỹ năng, khả năng tương tác, về vốn, tài chính… tất cả mọi thứ đều không có.

Nhiều người nói tôi liều. Thời gian đầu cũng có những thành quả nhất định nhưng thành quả đó không được chuẩn bị nên không bền vững”.

Theo anh Hùng, nếu như anh ngày xưa và tất cả các bạn trẻ bây giờ có ý định, có tinh thần khởi nghiệp tốt và nếu được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, được định hướng, mở đường được thì sẽ tốt biết mấy.

Vì thế, để khởi nghiệp thành công, các bạn trẻ phải được chuẩn bị những yếu tố trên, được khuyến cáo thế này, thế kia và năng lực nào phù hợp với khởi nghiệp, năng lực nào chỉ nên phát triển theo hướng chuyên gia, hoặc trở thành công chức, viên chức...

“Tôi đang chuẩn bị biên soạn một chương trình kỹ năng toàn diện, nền tảng cốt lõi để khởi nghiệp thành công. Vì thế, tôi mong muốn đưa vào các hoạt động thường xuyên của sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng.

Chúng tôi chia thành 7 chuyên đề, ví dụ: Năm thứ 2 học gì, năm 3 học gì và phiên bản nền tảng, các bạn học gì trong 4 - 5 năm đại học. Khi các bạn ở cấp cao hơn, muốn bắt đầu thực hiện mang tính khởi nghiệp thực sự thì các bạn tham gia chuyên sâu hơn.

Nói một cách khác, chúng ta đào tạo phải gắn với thực tế và dẫn dắt các bạn sinh viên trải nghiệm thực tế các mô hình doanh nghiệp” - anh Hùng trao đổi.

Theo anh Hồ Đức Hoàn, cá nhân anh và nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp thường gặp ba bài toán lớn là: Thứ nhất kinh nghiệm thực tế còn thiếu. Thứ hai, ý thức tìm hiểu thực tế còn yếu và thứ ba là tài chính hạn chế. Tài chính hạn chế dẫn đến khả năng thất bại cao đến 80 - 90%. Vì thế, giải quyết được ba bài toán này thì khi khởi nghiệp cơ hội thành công của các bạn sẽ tốt hơn.

Nguồn GD&TĐ: http://giaoducthoidai.vn/tre/khoi-nghiep-bai-hoc-tu-nhung-that-bai-3991558-b.html