Khởi nghiệp với nông nghiệp sạch

Hiện nay, nông nghiệp sạch không còn là khái niệm mới mẻ mà đã thực sự trở thành nguồn cảm hứng được nhiều người, trong đó có các bạn trẻ theo đuổi khi khởi nghiệp.

Anh Nguyễn Văn Biên kiểm tra chất lượng tảo xoắn.

Nuôi trồngthành công tảo xoắnSpirulina

Là giáoviên dạy toán nhưng thầy giáo trẻ Nguyễn Văn Biên ở thôn 3, xã Đông Sơn, thànhphố Tam Điệp lại đang sở hữu “bí kíp” nuôi trồng và chế biến một loại dược liêụvô cùng quý giá - tảo xoắn Spirulina.

“Vài nămtrước cha tôi bị tai biến khá nghiêm trọng, ông đi lại, ăn uống kém nên khôngđủ sức khỏe để đáp ứng điều trị. Gia đình lo lắng, mua đủ các loại thuốc tẩm bổmà chẳng mấy hiệu quả, thế rồi có người mách cho ông uống tảo khô của Nhật, saumột thời gian sức khỏe ông tốt lên rất nhiều. Từ đó, mỗi khi rảnh tôi lại lênmạng Internet tìm hiểu về loại tảo kỳ diệu này, càng đọc càng thấy say mê.

Từđó tôi nảy ra ý tưởng tại sao không trồng thử”, thầy Biên kể về cơ duyên đếnvới cây tảo xoắn Spirulina. “Những lần nuôi đầu tiên, mặc dù tuân thủ đầy đủcác hướng dẫn như trên Internet nhưng tảo vẫn chết. Đến khi đọc thêm tài liêụtôi mới phát hiện tảo xoắn rất dễ bị sốc và chết khi thay đổi đột ngột môitrường sống, kể cả về ánh sáng, lượng ô xy… cho nên phải cấy và nuôi thích nghitảo giống trước. Ngoài ra, môi trường nuôi cũng như nguồn nước phải tuyệt đôísạch, hạn chế cao nhất sự xâm nhập các loại vi khuẩn và bụi bẩn”, thầy Biên nhớlại.

Ông trơìkhông phụ công người, sau thời gian kiên trì mày mò, thử nghiệm, Nguyễn VănBiên đã tìm ra được phương pháp nuôi phù hợp. Những mẻ tảo xoắn đầu tiên chothu hoạch trong niềm vui sướng của cả gia đình. Với thành công bước đầu này,thầy Biên bàn với vợ (cũng là giáo viên dạy hóa) đầu tư 150 triệu đồng để làmnhà nuôi, mua giống và các trang thiết bị để mở rộng quy mô sản xuất. Trên diệntích 50 m2, trung bình mỗi tháng gia đình thầy Biên xuất bán ra thị trường đượchơn 15kg tảo xoắn tươi dạng ép viên, giá 1 triệu đồng/1kg, sau khi trừ chi phícòn lãi khoảng 10 triệu đồng/tháng.

Thầy NguyễnVăn Biên cho biết: Tảo xoắn Spirulina được ví như một loại “siêu thực phẩm” cóchứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên hiện nay loạithực phẩm này chưa được người tiêu dùng biết đến nhiều, hơn nữa ở Việt Nam cũngkhông có mấy nơi sản xuất được nó. Thời gian tới, gia đình sẽ mở rộng quy mô sản xuất lên 250m2. Ngoài tảo tươi đông lạnh thì làm thêm tảo khô và các sản phẩm dinh dưỡngkết hợp khác, qua đó đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm đa dạng, giàudinh dưỡng với giá cả hợp lý so với các sản phẩm nhập ngoại.

Làm giàu từtrồng hẹ xuất khẩu

Trồng hẹ xuất khẩu luôn phải tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu kỹ thuật từ khi trồng đến khi thu hoạch.

Tại cácnước Hàn Quốc, Nhật Bản nhu cầu về nông sản là rất lớn, đặc biệt là rau xanh.Tuy nhiên, cùng với đó là những yêu cầu khá khắt khe, nghiêm ngặt về an toànthực phẩm, chứng nhận xuất xứ, kiểm dịch… ấy vậy mà, 3 năm nay, thông qua Côngty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, anh Đoàn Văn Mười ở thôn Bãi Sải, xãQuang Sơn (thành phố Tam Điệp) đã sản xuất và bán sang thị trường Hàn Quốc,Nhật Bản 500-600 tấn rau hẹ tươi, thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Khu đất hơn2 ha trồng hẹ được anh Mười đầu tư xây dựng từ năm 2017 với hệ thống máy bơm,bể nước, hàng rào… Theo anh, quy trình trồng hẹ xuất khẩu phải đảm bảo nghiêmngặt, giống do Công ty cung cấp, đất được xới tơi bằng tay, nước tưới bằng hệthống phun sương. Mọi công đoạn từ khi trồng đến chăm sóc đều thuận theo tựnhiên, hạn chế tối đa sử dụng hóa chất. Cây hẹ để xuất khẩu cũng phải đảm bảovề kích cỡ, được phân loại, làm sạch, đưa vào kho lạnh ngay sau khi thu hoạch.

Anh Mươìcho biết: Làm hàng nông sản xuất khẩu tuy khó mà dễ. Chỉ cần tuân thủ đầy đủcác quy định phía đối tác yêu cầu là được bởi chúng ta có nhiều thuận lợi vềđiều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng hơn đất nước họ.

Hẹ là câytrồng dễ tính, trồng một lần nhưng thu hoạch được nhiều năm, trung bình môĩtháng cho thu hoạch một lứa. Năng suất đạt 22-25 tấn/ha/lần thu hái. Với giábán 4.000đồng/kg, mỗi năm từ 2 ha hẹ anh Mười có thu nhập trên 300 triệu đồng.

Say mê sảnxuất rau mầm

Chị Nguyễn Thị Phượng với các khay rau mầm thành phẩm.

Nhận thâýnhu cầu rau sạch của người tiêu dùng, từ năm 2017, Nguyễn Thị Phượng, sinh năm1988, ở xã Khánh Thượng (huyện Yên Mô) đã khởi nghiệp với sản phẩm rau mầm từsố vốn vẻn vẹn 5 triệu đồng và diện tích sản xuất 20 m2. “Phải mất nửa năm thấtbại tôi mới làm rau mầm thành công. Khi làm ra được rau rồi thì lo đi tìm nơitiêu thụ. Năm nay, công việc làm ăn mới suôn sẻ”, Nguyễn Thị Phượng cho biết.

Rau mầmđược chị Phượng trồng trong các khay, tận dụng khoảng sân sau nhà, phòng kháchvà cả trong bếp để đặt. Không phân hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật cũngchẳng chất kích thích, trồng hoàn toàn bằng xơ dừa trộn với phân vi sinh vàdùng nước sạch để tưới.

Theo chị Phượng, để trồng rau mầm thành công, cần đảmbảo 5 yếu tố: Giống tốt, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, môi trường và nước tưới phảisạch. Quy trình làm rau mầm là 4 ngày rưỡi. Ngày thứ nhất, gieo hạt xong phảiđậy lại, che tối hoàn toàn. Ngày thứ hai, chuyển đến nơi có ánh sáng vừa phải.Ngày thứ ba là ánh sáng hơi nhiều và ngày thứ tư là ánh sáng hoàn toàn, cũng làthu hoạch luôn”.

Mỗi thángNguyễn Thị Phượng xuất bán ra thị trường khoảng 4-5 tạ rau thành phẩm, trừ cáckhoản chi phí thu lãi 10-15 triệu đồng. Thị trường tiêu thụ rau mầm của chị chuyêủ́ là các nhà hàng, khách sạn và hệ thống cửa hàng nông sản an toàn trên địabàn tỉnh. Chị Phượng chia sẻ: “Mình luôn mong muốn gắn bó với nông nghiệp sạchvà phát triển có chiều sâu, lâu bền”.

Qua câuchuyện của thầy giáo Biên, anh Mười, chị Phượng cho thấy, dù họ đến với nôngnghiệp sạch với những lý do khác nhau nhưng có một điểm chung là họ đều làmbằng tất cả niềm đam mê, sự tử tế và có kiến thức. Điều này cho thấy sự chuyểnđộng đáng khích lệ, không chỉ là hướng đi mới để tìm kiếm giá trị kinh tế màcòn là sự khởi đầu cho một nền nông nghiệp vì môi trường, vì sức khỏe cộngđồng.

Bài, ảnh: Hà Phương

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/khoi-nghiep-voi-nong-nghiep-sach-2020012108540285p2c112.htm