Không cần Buk-M3, Syria vẫn đủ sức hạ được Tomahawk

Sau khi được Nga nâng cấp, hệ thống Buk-M2 của Syria hoàn toàn đủ sức đánh bại tên lửa hành trình như Tomahawk và khả năng này đã được chứng minh.

Theo Southfront, hồi đầu năm 2018, Nga đã âm thầm tăng cường đến Syria. Một số hệ thống do chính lính Nga vận hành đến Syria nhằm bảo vệ các cơ sở trọng yếu của nước này và căn cứ không quân Hmeymim ở Latakia khỏi sự tấn công của máy bay tầm thấp và các loại vũ khí tấn công mặt đất.

Trong khi đó, một số khác (không rõ số lượng cụ thể) đã được chuyển cho lực lượng phòng không Syria sử dụng.

Tuy nhiên, Pantsir-S1 chỉ là các hệ thống phòng không tầm gần và phạm vi bảo vệ ngắn, khó có thể bảo đảm an toàn cho các căn cứ của cả Nga và Syria trước các cuộc không kích của máy bay chiến đấu hoặc tên lửa hành trình.

Hệ thống Buk-M2 của Syria.

Hệ thống Buk-M2 của Syria.

Do đó, Moscow đã âm thầm đưa các hệ thống phòng không tầm trung Buk-M2 đến Syria và nâng cấp những hệ thống Buk-M2 sẵn có của Damascus. Với sự giúp đỡ của Nga, những hệ thống tên lửa có từ thời Liên Xô này đầy sức mạnh và trở nên nguy hiểm với bất kỳ mục tiêu đường không nào trong tầm bắn của chúng.

Theo nguồn tin quân sự Nga, hệ thống Buk-M2 được thiết kế để đánh chặn hầu hết mục tiêu khí động, bao gồm cả tên lửa đạn đạo. Tổ hợp trang bị đạn tên lửa đạt tầm bắn 3 - 50 km, độ cao hạ mục tiêu 10 m tới 25 km, có thể đánh hạ 24 mục tiêu cùng lúc.

Để có thể hoàn thành được nhiệm vụ trên, hệ thống Buk-M2 được thiết kế với radar tìm kiếm mục tiêu và radar điều khiển hỏa lực đều được trang bị antena mạng pha hoạt động theo từng giai đoạn, bộ vi xử lý, máy tính điều khiển kỹ thuật số giúp Buk-M2 có hiệu suất chiến đấu rất cao.

Cụ thể, xác suất tiêu diệt tiêm kích F-15 từ 90 - 95 %, tên lửa hành trình tấn công mặt đất từ 70 - 80 %, tên lửa đạn đạo từ 60 - 70 %, trực thăng, UAV trên 90 %.

Tại Syria, hệ thống Buk-M2 đã chứng minh hiệu quả trong thực chiến khi lần lượt hạ cả tên lửa Popeye nặng trên 1 tấn do chiến đấu cơ Israel tấn công hồi năm 2017. Và đặc biệt, hệ thống này còn khiến hàng loạt 'sứ giả chiến tranh' Tomahawk của Mỹ nằm đất trong cuộc tấn công của liên quân Mỹ, Anh, Pháp hồi tháng 4/2018.

Tại cuộc chiến này, lực lượng phòng không Syria đã huy động một loạt hệ thống phòng không như Pantsir-S1, Buk-M2, Kub, Strela-10, Osa, S-125 và S-200. Quân đội Syria trong hơn 1 giờ tác chiến đã phóng 112 tên lửa đất đối không (SAM), tạo thành một lưới lửa phòng không dày đặc.

Số liệu đánh chặn thành công được Nga công bố cụ thể: Syria phóng 25 tên lửa Pantsir-S1, 23 quả trúng mục tiêu; phóng 29 tên lửa Buk-M2, bắn hạ 24 mục tiêu; 21 tên lửa Kub, 11 quả trúng mục tiêu; Syria bắn 5 quả tên lửa Strela, 3 quả trúng đích; 11 tên lửa Osa, 5 quả trúng mục tiêu; 13 tên lửa S-125, 5 quả trúng mục tiêu.

Căn cứ vào kết quả thực chiến, Southfront cho rằng không cần hệ thống Buk-M3, phòng không Syria vẫn đủ sức đối phó với Tomahawk. Đặc biệt, việc Buk-M3 đến Syria mới chỉ xuất hiện dưới dạng tin đồn và chưa có bằng chứng hay hình ảnh nào chứng minh Nga đã triển khai vũ khí thế hệ mới này đến Syria.

Clip Hải quân Syria phô diễn sức mạnh

Hòa Bình

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/khong-can-buk-m3-syria-van-du-suc-ha-duoc-tomahawk-3365302/