Không cần tên lửa ICBM, Triều Tiên vẫn khiến Hàn ớn lạnh

Dù không khoe tên lửa đạn đạo trong diễu binh mừng quốc khánh nhưng Triều Tiên vẫn khiến Hàn ớn lạnh với dàn vũ khí của mình.

Theo đánh giá của giới quân sự, mặc dù quân sự lỗi thời, nhưng CHDCND Triều Tiên vẫn đang sở hữu một số vũ khí làm Hàn Quốc ái ngại, không kể vũ khí hạt nhân mà lâu nay vẫn được nhắc đến, kể cả vũ khí nhiệt hạch được tuyên bố là thử nghiệm thành công mới đây.

Cụ thể, trong khi lực lượng lớn quân đội Triều Tiên được trang bị rất sơ khai, thì Bình Nhưỡng lại có khả năng khởi động một cuộc tấn công pháo binh thảm khốc hướng. Triều Tiên có tới hàng ngàn khẩu pháo trong tư thế sẵn sàng nhả đạn ngay tại chỗ, được ngụy trang trong các căn cứ hào sâu vững chắc.

Pháo của Triều Tiên gồm chủ yếu là Koksan 170 mm, sử dụng đạn thông thường, phạm vi bắn 25 dặm (40km). Thủ đô Seoul có thể nằm trong phạm vi nếu quân đội ND Triều Tiên có loại đạn được hỗ trợ đông cơ tên lửa (RAS), tầm bắn dưới 40 dặm.

Cả quân đội Mỹ lẫn không quân Hàn Quốc đều cho rằng có thể loại bỏ những vũ khí này trước khi nó tấn công Seoul với thời gian gần 2 tiếng đồng hồ. Theo một số người ước tính, thành phố Seoul có thể hứng chịu trên một nửa triệu đạn pháo trong vòng 1 giờ. Theo đánh giá, dù có thể loại bỏ dàn pháo này nhưng thiệt hại cũng không hề nhỏ, nhất là khi Triều Tiên quyết định sử dụng đạn hóa học.

Ngoài lực lượng pháo binh không thể xem thường, Triều Tiên đầu tư rất nhiều tiền của, công sức cho lực lượng đặc biệt hay đặc nhiệm, nói theo cách của người Triều Tiên là đặc công, để bù đắp những điểm cho chính lực lượng này nói riêng và cho quân đội nói chung.

Theo báo cáo, năm 2010, quân đội Triều Tiên có tới 200.000 biệt kích tinh nhuệ, với nhiệm vụ chính là hỗ trợ trực tiếp cho các đơn vị này vượt qua phòng tuyến Hàn Quốc, tấn công vào các mục tiêu lớn của Hàn Quốc và Mỹ tại Hàn Quốc, cũng như các vụ ám sát các quan chức chính phủ.

Các nhóm biệt kích kiểu này có thể thâm nhập vào miền Nam bằng cách sử dụng đường hầm dưới lòng đất, tàu ngầm mini và máy bay Antonov An-2 của Nga. Tuy đông và mang danh đặc công nhưng chỉ một số ít thực sự được xem là ‘đặc công’, những người có khả năng hoạt động độc lập sâu bên trong nội địa của đối phương.

Và dù khá khép kín với thế giới bên ngoài nhưng Quân đội Triều Tiên có khả năng thực hiện các cuộc chiến tranh mạng mà nó xem là công cụ 'đối xứng', bù đắp cho những điểm yếu chết người vốn có. Tuy vậy, rất ít người biết về khả năng này của Bình Nhưỡng, ngoại trừ những cuộc tấn công được dư luận nhắc đến trong thời gian gần đây.

Tuy năng lực thực chưa thể xác định đầy đủ, nhưng chắc chắn Triều Tiên không thể tác nghiệp lão luyện chiến tranh mạng như Nga và Trung Quốc, song khả năng thực cũng rất đáng gờm.

Nó không mất nhiều thời gian để làm tê liệt các phương tiện truyền thông, hệ thống mạng hay vũ khí công nghệ cao của đối phương, mà còn phá cả mạng lệnh và kiểm soát của đối phương thông qua các cuộc tấn công không chuyên, nhất là khi đối phương lơ là, không đưa ra các biện pháp phòng thủ thích hợp. Ảnh trong bài: Vũ khí Triều Tiên phô diễn trong ngày Quốc khánh. (Tuấn Vũ)

Nguồn Đất Việt: http://baodatviet.vn/anh-nong/khong-can-ten-lua-icbm-trieu-tien-van-khien-han-on-lanh-3365161/