Không chỉ là vật nuôi trong nhà, mèo là biểu tượng linh thiêng, may mắn

Ít ai biết rằng, từ hàng ngàn năm trước, chúng thậm chí còn là biểu tượng của sự may mắn, được người Ai Cập cổ đại tôn sùng là con vật thiêng. Điều đó có lẽ do mèo là sinh vật còn nhiều bí ẩn!

Vào thời hoàng kim của nền văn minh Ai Cập, cách đây 3000 năm, mèo là loài gia súc phổ biến và đã xuất hiện trong nhiều tác phẩm hội họa ở lăng mộ Ai Cập. Dần dần, mèo đã trở thành một trong những vật nuôi linh thiêng nhất ở Ai Cập.

Ai Cập cổ đại coi mèo là con vật linh thiêng

Khi một trong các con mèo linh thiêng ở Ai Cập cổ đại chết, thân thể của nó được ướp rồi được bọc vải và đặt trong một ngôi mộ đặc biệt. Thế kỷ trước, các nhà khảo cổ học khai quật các ngôi mộ này và họ đã tìm thấy hàng triệu xác mèo chết chồng lên nhau.

Vì mèo được coi là thiêng liêng nên chúng thường được sử dụng để trang trí đồ trang sức, như chiếc nhẫn bằng vàng và mã não hồng ở Ai Cập. Sự sùng bái mèo ở Ai Cập đã lên đến đỉnh cao với việc thờ phụng nữ thần đầu mèo, thường được thể hiện dưới dạng một phụ nữ đầu mèo. Nữ thần thường cầm một dụng cụ âm nhạc là đàn rung và một cái mộc có hình đầu sư tử cái. Nữ thần là biểu tượng của hạnh phúc và sự đầm ấm.

Khi một trong các con mèo linh thiêng ở Ai Cập cổ đại chết, thân thể của nó được ướp rồi được bọc vải và đặt trong một ngôi mộ đặc biệt

Tương tự ở Nhật Bản, trong các truyện thần thoại, mèo được coi là vật có khả năng biến thành các thần linh siêu đẳng khi chúng chết. Có lẽ nguyên do là theo Phật giáo, thân thể mèo là nơi trú ngụ của hồn vía của người rất linh thiêng. Nói chung ở các nước phương Đông, số phận của mèo dễ chịu hơn nhiều. Ngoài biển, mèo được trọng vọng chỉ vì chúng không những giết chuột trên tàu thủy, mà còn nhiều thủy thủ tin rằng mèo có thể dự báo được cơn bão tố.

Mèo được coi là biểu tượng may mắn trong văn hóa Nhật

Trong các gia đình Nhật Bản, người ta thường đặt bức tượng mèo maneki-neko ở vị trí trang trọng nhất. Các thủy thủ Nhật Bản mang theo một con mèo ba màu - được gọi là "Me-kay" trên tàu của họ để cầu may mắn và đi lại an toàn.

Cái tên "maneki neko" có thể được gọi theo hình dáng bàn chân chào đón của con mèo, vì bản dịch theo nghĩa đen là "con mèo vẫy gọi".

Nguồn gốc của mèo maneki neko đến nay vẫn là đề tài tranh cãi. Có những tranh luận về "xuất thân" của con mèo này ở Tokyo hay ở Osaka, nhưng người ta đồng tình rằng chúng được nhìn thấy lần đầu tiên vào khoảng cuối thời kỳ Edo.

Ở Trung Quốc cổ đại, người ta thậm chí khẳng định có thể biết thời gian khi nhìn vào mắt mèo. Từ xa xưa, ở Trung Quốc, hình ảnh con mèo được cho là mang ý nghĩa may mắn và trường thọ. Mao, tên tiếng Trung của con mèo, có nghĩa là "80 năm".

Hình tượng con mèo trong văn hóa người Việt

K.N (th)

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/khong-chi-la-vat-nuoi-trong-nha-meo-la-bieu-tuong-linh-thieng-may-man-172230110084535435.htm