Không chủ quan với lạm phát

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân hai tháng đầu năm 2024 tăng 3,67% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản ở mức 2,84%. Năm 2024, Quốc hội và Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức 4 - 4,5%. Các chuyên gia cho rằng, cần bám sát thị trường để linh hoạt trong phản ứng với các yếu tố lạm phát.

Nhiều dự báo cho rằng, diễn biến lạm phát năm 2024 sẽ khó lường. Bởi giá nguyên liệu, giá xăng, dầu thế giới biến động, có thể khiến chi phí đầu vào sản xuất của doanh nghiệp tăng, đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước tăng theo.

Một điểm đáng lo ngại là CPI tháng 2 tăng 1,04% so với tháng trước. Con số này cho thấy mức lạm phát của tháng 2 khá mạnh. Đồng thời nhiều ý kiến đánh giá, mặt bằng lãi suất đã xuống mức thấp nhất trong 20 năm, việc nới lỏng chính sách tiền tệ đâu đó cũng tác động lên lạm phát.

Với lượng vốn FDI đạt kỷ lục 36,6 tỷ USD trong năm 2023, áp lực mở rộng cung tiền đang lớn hơn và nếu không kiểm soát tốt cũng có thể gây sức ép lên lạm phát. Mặc dù nhiều năm qua, lạm phát trong nước được kiểm soát chặt chẽ, tuy nhiên các chuyên gia cũng nhận định, không thể chủ quan và phải sẵn sàng ứng phó với lạm phát ngay từ đầu năm.

Mời quý vị theo dõi thông tin chi tiết!

Thùy Trang - Phương Anh - Minh Quốc - Công Anh

Nguồn Quốc Hội TV: https://www.quochoitv.vn/khong-chu-quan-voi-lam-phat-213190.htm