Không có tàu sân bay, Hải quân Nhật Bản vẫn đứng đầu châu Á?

Dù trên danh nghĩa không có lực lượng hải quân, thế nhưng Nhật Bản vẫn sở hữu một hạm đội tàu chiến cực lớn lên tới 154 chiếc, trong đó có tới 19 tàu ngầm và 4 tàu sân bay trực thăng.

Đầu tiên, cần phải nhấn mạnh rằng " Hải quân Nhật Bản" hay Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hiện tại không hề sở hữu tàu sân bay. Mọi phương tiện "có vẻ ngoài giống" với tàu sân bay trong biên chế Lực lượng này đều có tên là "Khu trục hạm mang trực thăng". Nguồn ảnh: JSDF.

Tính tới năm 2016, Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản đang có trong tàu tổng cộng 154 tàu mặt nước và tàu ngầm. Có thể coi đây là lực lượng Hải quân có sức mạnh lớn nhất ở châu Á tại thời điểm hiện tại, vượt qua cả Trung Quốc - một quốc gia có đội tàu hùng mạnh nhưng kinh nghiệm tác chiến trên biển gần như bằng không. Nguồn ảnh: JSDF.

Hiện tại, trong biên chế của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang có 4 khu trục hạm mang trực thăng bao gồm hai lớp đó là Izumo và Hyuga với mỗi lớp hai chiếc. Nguồn ảnh: JSDF.

Loại khu trục hạm có khả năng mang "nhiều" trực thăng này của Nhật được đánh giá là hoàn toàn có thể hoạt động như tàu sân bay nếu nó được trang bị máy bay phù hợp - giống với các tàu đổ bộ tấn công của Thủy quân Lục chiến Mỹ đôi khi cũng được coi là tàu sân bay vậy. Nguồn ảnh: JSDF.

Lực lượng tàu khu trục hạm "đúng nghĩa" của Hải quân Nhật Bản có số lượng tổng cộng 26 chiếc. Một nửa trong số này là các khu trục hạm mang hệ thống Aegis, cung cấp hiệu năng tác chiến trên biển cực cao so. Nguồn ảnh: JSDF.

Ba lớp khu trục hạm với tổng cộng 8 chiếc được trang bị hệ thống tác chiến Aegis bao gồm lớp Maya 2 chiếc, lớp Atago 2 chiếc và lớp Kongo bốn chiếc. Nguồn ảnh: JSDF.

Hải quân Nhật Bản còn có 10 chiếc Khinh hạm - hay còn được lực lượng này định nghĩa là "khu trục hạm cỡ nhỏ". Các khu trục hạm cỡ nhỏ này có độ giãn nước tối đa chỉ 5000 tấn. Nguồn ảnh: JSDF.

Trong số này nhiều nhất là khu trục hạm cỡ nhỏ lớp Asagiri với độ giãn nước tối đa chỉ 5200 tấn nhưng được trang bị hệ thống vũ khí không thua kém gì các khu trục hạm cỡ lớn với hải pháo 76mm, 4x2 ống phòng tên lửa Harpoon, 1 ống phóng tên lửa Sea Sparrow và 2x3 ống phòng ngư lôi cỡ 324mm. Nguồn ảnh: JSDF.

Mọi khu trục hạm cỡ nhỏ của Nhật Bản đều có khả năng mang theo trực thăng - cung cấp thêm phạm vi tác chiến và vùng ảnh hưởng của các tàu chiến này trong quá trình hoạt động trên biển. Nguồn ảnh: JSDF.

Đội tàu ngầm của Nhật Bản có tổng cộng 19 tàu ngầm tấn công. Trong số đó nhiều nhất là các tàu ngầm lớp Soryu với số lượng lên tới 11 chiếc. Nguồn ảnh: JSDF.

Nhật Bản dự định sẽ đóng tổng cộng tới 19 tàu ngầm lớp Soryu này trong tương lai để phục vụ lực lượng hải quân. Đây cũng là loại tàu ngầm có độ giãn nước lớn nhất mà Nhật từng có kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: JSDF.

Đội tàu có số lượng đông nhất trong lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu tác chiến chống thủy lôi hay tàu phá lôi. Tổng cộng Nhật Bản có tới 30 tàu loại này chia cho bảy lớp với lớp Sugashima có số lượng nhiều nhất, lên tới 12 chiếc. Nguồn ảnh: JSDF.

Cuối cùng là ba tàu đổ bộ tấn công lớn nhất của lực lượng này với độ giãn nước lên tới 14.000 tấn mỗi chiếc thuộc lớp Osumi. Với đội tàu này, Hải quân Nhật Bản có thừa đủ năng lực dể thực hiện mọi kiểu tác chiến trên biển, từ phòng thủ lãnh hải cho tới việc tấn công đổ bộ ra bên ngoài lãnh thổ. Nguồn ảnh: JSDF.

Mời độc giả xem Video: Tàu ngầm trong biên chế Lực lượng Phòng thủ trên biển Nhật Bản.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-co-tau-san-bay-hai-quan-nhat-ban-van-dung-dau-chau-a-1199243.html