Không phải B-2, B-1B Lancer mới là đối trọng của Mỹ với Tu-160

B-1 Lancer là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng, có tốc độ siêu thanh, tầm xa với thiết kế cánh cụp – cánh xòe, được thiết kế cho cả tốc độ siêu âm và tốc độ cận âm, mang biệt danh 'Kiếm sĩ'.

 Máy bay ném bom B-1 Lancer là một thiết kế cánh có thể thay đổi góc cánh, thường gọi là “cánh cụp – cánh xòe”, được biên chế trong Không quân Mỹ. B-1 thường được gọi là "Bone" (từ B-One) và là một trong ba loại máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ hiện nay (hai loại còn lại là B-2 Spirit và B-52).

Máy bay ném bom B-1 Lancer là một thiết kế cánh có thể thay đổi góc cánh, thường gọi là “cánh cụp – cánh xòe”, được biên chế trong Không quân Mỹ. B-1 thường được gọi là "Bone" (từ B-One) và là một trong ba loại máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ hiện nay (hai loại còn lại là B-2 Spirit và B-52).

B-1 được phát triển vào đầu những năm 1960, với ý tưởng kết hợp giữa loại máy bay ném bom có tốc độ Mach 2 của chiếc Hustler với tầm bay và trọng tải của chiếc máy bay ném bom B-52; mục đích là thay thế cả B-58 và B-52.

Sau một loạt nghiên cứu, công ty Rockwell International (nay là một phần của Boeing), đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kế cho chiếc B-1A. Phiên bản này có tốc độ tối đa Mach 2,2 ở độ cao lớn và khả năng bay quãng đường dài, với tốc độ Mach 0,85 (cận âm) ở độ cao rất thấp.

Để đạt tốc độ siêu âm, hãng General Electric đã phát triển một loại động cơ phản lực cánh quạt mới cho oanh tạc cơ B-1, có sử dụng bộ đốt sau; thiết kế này trước đó chỉ sử dụng cho động cơ của máy bay chiến đấu phản lực, để đạt tốc độ siêu âm.

Động cơ sử dụng bộ đốt sau là loại động cơ có thêm vòi phun nhiên liệu vào phía sau động cơ, để tăng thêm lực đẩy, giúp máy bay đạt tốc độ siêu âm. Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm tăng đáng kể mức tiêu thụ nhiên liệu, nên máy bay ít khi sử dụng chế độ đốt sau.

Máy bay ném bom chiến lược B-1 sử dụng bốn động cơ phản lực cánh quạt đốt sau GE F101-102; khi sử dụng chế độ đốt sau, cho tổng lực đẩy tổng cộng 55.792 kg, giúp B-1 đạt tốc độ đến 1,2 Mach.

B-1 có thiết kế thân cánh pha trộn, với cánh quét biến thiên và đuôi hình chữ thập. B-1 có thể khép cánh về phía sau, để bay ở độ cao lớn, bay tốc độ siêu âm, cất cánh, hạ cánh. Khi đôi cánh dang rộng, giúp máy bay bay bám mặt đất; đây là tính năng ưu việt của loại máy bay ném bom này.

Khi giang cánh bay thấp sát mặt đất, B-1 có thể “núp” dưới “vùng mù” các radar phòng không của Liên Xô, vốn không thể phân biệt được chuyển động và kích thước của B-1, với một chuyển động khác gần mặt đất.

Chiến trường mà máy bay ném bom B-1 được sử dụng nhiều nhất là ở Afghanistan, nơi mà sự kết hợp của tốc độ cao, tầm bay xa và khả năng tải trọng cao rất có nghĩa trong các cuộc hỗ trợ ném bom mặt đất; mặc dù B-1 được thiết kế ban đầu như là máy bay ném bom hạt nhân.

Mặc dù máy bay ném bom tàng hình B-21 Raider theo kế hoạch sẽ thay thế B-1, nhưng việc nâng cấp khung máy bay, buồng lái và hệ thống thông tin liên lạc vào năm 2015, sẽ giúp B-1 tiếp tục hoạt động trong ít nhất một thập kỷ nữa.

Thiếu tá Charles Kilchrist, một phi công lái máy bay B-1 nói về việc bay thấp như sau: “B-1 được chế tạo, để giúp chúng tôi bay thấp dưới tầm quan sát của radar Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, thực hiện nhiệm vụ ném bom hạt nhân và thoát ra ngoài; nhưng đó hoàn toàn không phải là những chuyến bay dễ dàng”.

“Nó không nhẹ nhàng và êm ái”, Kilchrist nói về chế độ bay thấp. “Chuyển động lên xuống của chiếc B-1 giống như một chiếc tàu lượn siêu tốc - khiến tôi đôi lúc cảm thấy người không trọng lượng, đó thực sự là những cảm giác không hề dễ chịu”; Kilchrist nói thêm.

Chính vì những lý do như vậy, nên từ cuối năm 2019, Không quân Mỹ hạn chế các máy bay B-1 bay ở tầm thấp, cũng là hạn chế khả năng ưu việt của loại máy bay này. Lý do là phi công rất căng thẳng khi bay thấp, có khi dẫn đến tai nạn.

Bên cạnh đó là khi bay thấp, ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của khung thân máy bay. Chế độ bay bám địa hình của máy bay B-1, còn được gọi là chế độ TERFLW (độ cao thấp, bay bám địa hình), đã gây sự xuống cấp nghiêm trọng cho khung máy bay.

Những chuyến bay ở tầm thấp, ảnh hưởng đến khung thân máy bay rất nhiều, so với khi thực hiện bay ở độ cao lớn. Vì khi bay trên cao, bầu khí quyển mỏng và nhẹ hơn, nên một chiếc máy bay có thể lướt qua bầu trời, với ít lực cản hơn.

Ở độ cao thấp hơn, không khí dày và nặng hơn, và nhiều khả năng xảy ra nhiễu động không khí hơn. Mặc dù không bị cấm, nhưng những chiếc B-1 có thể sẽ sớm không sử dụng chế độ bay bám địa hình. Như vậy, những tính năng về ném bom hạt nhân và bay thấp của “Kiếm sĩ” sẽ không còn thấy trên loại máy bay nổi tiếng của thời chiến tranh Lạnh. Nguồn ảnh: Pinterest.

Cận cảnh bên trong khoang lái của máy bay ném bom B-1B Lancer của Không quân Mỹ - loại máy bay tốt nhất mà Mỹ có trong tay, khi đối đầu với Tu-160 của Nga. Nguồn: USA.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/khong-phai-b-2-b-1b-lancer-moi-la-doi-trong-cua-my-voi-tu-160-1525154.html