'Khúc ruột miền Trung' oằn mình trước cơn bão số 10

Bão số 10 đã làm hơn 100.000 nhà tại Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh bị tốc mái. Ít nhất 4 người thiệt mạng. Điện mất trên diện rộng, nhiều nơi mất sóng điện thoại.

Phút bão số 10 đổ bộ vào miền Trung Áp sát đất liền sáng 15/9, đến gần trưa, bão số 10 đổ bộ vào khu vực giáp ranh Hà Tĩnh - Quảng Bình với sức gió mạnh cấp 12, giật tới cấp 14-15.

Trưa 15/9, bão số 10 (tên quốc tế là Doksuri) đã đổ bộ vào khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình và gây thiệt hại một số tỉnh thuộc Trung Trung Bộ. Vào 16h cùng ngày, tâm bão di chuyển qua biên giới Việt - Lào khoảng 50 km. Tại thị xã Kỳ Anh, cột truyền sóng của Đài TT-TH thị xã cao 100 m bị gãy đổ; nhiều công trình, nhà dân bị hư hỏng nặng, tốc mái hoàn toàn. Ảnh: Phạm Trường.

Trưa 15/9, bão số 10 (tên quốc tế là Doksuri) đã đổ bộ vào khu vực Hà Tĩnh - Quảng Bình và gây thiệt hại một số tỉnh thuộc Trung Trung Bộ. Vào 16h cùng ngày, tâm bão di chuyển qua biên giới Việt - Lào khoảng 50 km. Tại thị xã Kỳ Anh, cột truyền sóng của Đài TT-TH thị xã cao 100 m bị gãy đổ; nhiều công trình, nhà dân bị hư hỏng nặng, tốc mái hoàn toàn. Ảnh: Phạm Trường.

Nhiều cột điện, cây cối bị đổ gãy. Bão số 10 gây hậu quả nặng nề, sóng điện thoại tại các tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh bị gián đoạn và nhiều nơi mất hẳn liên lạc. Ảnh: Phạm Trường.

Bão tiến vào Quảng Bình đã khiến cổng chào tại thành phố Đồng Hới (Quảng Bình) đổ sập. Không chỉ vậy bão đã khiến 1 người chết là ông Nguyễn Văn Hoa, 50 tuổi, ở xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn), 6 người bị thương (Tuyên Hóa 2 người và Bố Trạch 4 người). Ảnh: Văn Được.

Nhà ông Nguyễn Tân Đinh ở Đơn Sa, Quảng Phúc, Ba Đồn bị bão thổi sập. Ảnh: Báo Quảng Bình.

Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình, tới 14h ngày 15/9, toàn tỉnh có hàng chục nghìn ngôi nhà bị tốc mái. Ước tính thiệt hại ban đầu gần 1.800 tỷ đồng. Cột điện gãy đổ khắp Hà Tĩnh, Quảng Bình gây mất điện trên diện rộng. Ảnh: Phạm Trường.

Tại khu vực cảng đóng tàu tại Thanh Khê (Quảng Bình), nước dâng cao khi bão lớn đã cuốn trôi nhiều khối gỗ tập kết trên bờ để đóng thuyền của ngư dân. Những cỗ máy chưa kịp lắp ráp vào thân tàu bị ngập nước sẽ phải được sửa chữa lại. Ước tính của mỗi chủ tàu thiệt hại khoảng 50 triệu đồng. Ảnh: Tiến Tuấn.

Một trong những chiếc xe máy bị giót quật đổ, bẹp rúm. Ảnh: Tiến Tuấn.

Khu vực xung quanh cảng Thanh Khê, rất nhiều hộ dân bị thiệt hại về nhà cửa sau bão, chủ yếu bị tốc mái nhà do vật liệu thường được làm bằng fibro ximăng và tôn. Ảnh: Tiến Tuấn.

3 khu nhà xưởng làm đá lạnh cung cấp cho ngư dân của gia đình ông Trần Văn Tâm bị hư hỏng nặng nề do mái tôn rơi vỡ làm hỏng hệ thống máy móc bên dưới. Ảnh: Tiến Tuấn.

Chồng đi làm ăn xa, chị Nguyễn Thị Hà ở nhà cùng 4 con nhỏ không may bị gió hất tan mái hiên ngôi nhà và một phần nóc. Rất may cả 5 mẹ con đều an toàn. Sau khi bão tan, người dân quanh khu vực này tích cực dọn dẹp những thiệt hại để ổn định cuộc sống. Ảnh: Tiến Tuấn.

Các ki-ốt chỉ còn trơ khung, phần lớn bị tốc hết mái và biển hiệu. Ảnh: Tiến Tuấn.

Toàn bộ ngư dân, các hộ kinh doanh đều di dời hàng hóa vào nơi cư trú, trở về nhà, do đó không có thiệt hại về người. Ảnh: Tiến Tuấn.

Thừa Thiên - Huế tan hoang sau bão. Ảnh: Phạm Điền.

Tại Nghệ An, lốc xoáy vào trưa 15/9 làm hơn 20 ki ốt bị sập hoàn toàn và hơn 200 nhà dân bị tốc mái hư hỏng. Ảnh: Phạm Hòa.

Nhiều cây lớn bị bật gốc. Theo dự báo, đêm 15/9, bão mới suy yếu hoàn toàn. Hiện, vùng mưa tập trung ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Ảnh: Phạm Hòa.

Các tuyến đường ở thành phố Sầm Sơn, Thanh Hóa ngổn ngang sau bão. Ảnh: Nguyễn Dương.

Nhiều nơi gạch đá bị xới tung. Ảnh: Nguyễn Dương.

Cây cổ thụ bật gốc đè sập ngôi nhà 3 gian Cơn mưa lớn kèm gió tốc sáng 15/9 làm ngôi nhà 3 gian ở thị trấn Hương Khê (Hà Tĩnh) đổ sập hoàn toàn khi bị cây cổ thụ đè trúng.

Nhóm phóng viên

Nguồn Znews: http://news.zing.vn/khuc-ruot-mien-trung-oan-minh-truoc-con-bao-so-10-post779925.html