Khủng hoảng ngoại giao và thương mại: Đột phá Nga-Trung 'vai kề vai'

Cả Nga và Trung Quốc đang chìm trong quan hệ căng thẳng với Mỹ và phương Tây.

Thúc đẩy hợp tác Nga Trung

Bắc Kinh và Moscow đang mở đường thúc đẩy hợp tác song phương sâu rộng hơn, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự.

Hội nghị an ninh quốc tế Moscow là hoạt động thường niên, do Bộ Quốc Phòng Liên bang Nga tổ chức từ năm 2012. Mục đích của diễn đàn là củng cố sự hợp tác của các cơ quan quốc phòng các nước, tìm kiếm giải pháp chung chống lại những thách thức và đe dọa mới.

Nga và Trung Quốc đang chìm trong căng thẳng với phương Tây và Mỹ. Ảnh:RT

Hội nghị an ninh quốc tế Moscow đã tạo ra tiếng vang lớn hơn thường lệ trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đưa ra khả năng về việc kiểm tra thực tế cần thiết đối với phương Tây.

“Tôi đang có chuyến thăm Nga với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng mới của Trung Quốc để cho thế giới có thể thấy được mức độ phát triển cao về quan hệ song phương cũng như quyết tâm thúc đẩy hợp tác chiến lược”, ông Wei nói với người đồng cấp Sergey Shoigu.

Tuy nhiên, theo RT, quan chức Trung Quốc mới chỉ lên tiếng.

“Trung Quốc muốn cho người Mỹ biết về quan hệ thân thiết giữa lực lượng quân đội Nga và Trung Quốc, đặc biệt trong tình huống này. Chúng tôi đến để ủng hộ Moscow”, ông Wei nói thêm.

Theo các nhà quan sát, có một số nổi bật trong bình luận của ông Wei. Đầu tiên, điều này không phải ngẫu nhiên khi một Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc lựa chọn Nga là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài ở nhiệm kỳ mới. Kể từ khi Liên bang Xô Viết sụp đổ vào năm 1991, cả Moscow và Bắc Kinh đều duy trì mối quan hệ trung bình và có phần thực dụng bởi các lo lắng chiến lược và kinh tế. Mối quan hệ đặc biệt giữa hai siêu cường được nâng cấp khi Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch nước Tập Cận Bình ký kết Quan hệ đối tác chiến lược 2014 giữa Nga và Trung Quốc.

“Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga có thể tiếp tục củng cố và thúc đẩy quan hệ giữa họ”, học giả Dmitri Trenin viết trong một cuốn sách có tên “Should We Fear Russia?” (Chúng ta có nên lo sợ Nga?)

Theo học giả Dmitri Trenin, quan hệ đối tác sẽ không dựa trên nguyên tắc đơn phương mà là sự đồng thuận chung từ những người tham gia.

“Lục địa Á-Âu sẽ không thể xuất phát từ trung tâm đơn lẻ. Các thế hệ kế thừa nên hạn chế sự thống trị của Mỹ đối với các châu lục”, ông Trenin viết.

Tiếp theo, việc nhắc đề mối quan hệ thân thiết giữa quân đội hai nước, ông Wei cũng đưa ra cảnh báo căng thẳng đối với phương Tây. Thực tế địa chính trị hiện tại, các chuyên gia cho rằng, tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc không hề mang lại ngạc nhiên đối với thế giới.

“Trung Quốc và Nga đang phát triển quan hệ thân thiết không chỉ bởi vì quá trình hợp tác tốt đẹp trước đó mà còn bởi vì sự thay đổi của môi trường quốc tế. Các nước phương Tây đang đưa ra các sức ép chính trị nhằm vào Nga trong khi Mỹ liên tục căng thẳng với Trung Quốc trong chiến tranh thương mại”.

Quan hệ Nga Trung vẫn duy trì thời gian dài

Thực tế, cùng tuần hội nghị an ninh Moscow diễn ra, Washington đã thông báo áp giá thuế 25% đối với 1300 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc. Bắc Kinh cho biết sẽ đáp trả đối với động thái này của chính quyền Tổng thống Trump.

Khủng hoảng thương mại qua lại giữa Bắc Kinh và Washington có thể khiến căng thẳng hai nước leo thang.

Theo các nhà quan sát, mặc dù Mỹ sẽ rất khó khăn đối đầu quân sự với Trung Quốc nhưng sự hiện diện quân sự của Mỹ gần Trung Quốc đã gia tăng bi kịch trong suốt thập kỷ qua.

Về bản chất, sự gia tăng hiện diện của Mỹ tại châu Á đã khiến Bắc Kinh ít nhiều ảnh hưởng. Các nhà ngoại giao cho rằng, điều này cũng khiến Chủ tịch Tập Cận Bình thúc đẩy đầu tư tăng cường ngân sách quân sự cho Trung Quốc nhằm nâng cấp thiết bị quân sự và cải cách quân đội.

Trung Quốc và Nga cũng đã tiến hành diễn tập quân sự chúng trong hơn một thập kỷ. Họ đã bắt đầu diễn tập hải quân vào năm 2012.

Tờ New York Times cho biết: “Các quốc gia đều nhìn thấy quan hệ quân sự phát triển của Trung Quốc là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh không hề một mình cho dù phương Tây có tìm cách cô lập nước này sau các mâu thuẫn.”

Trong khi đó, quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc cũng diễn biến phức tạp xung quanh các vấn đề Triều Tiên. Đây cũng là cái cớ cho Mỹ gia tăng diễn tập quân sự gần vùng biển Trung Quốc cùng với đó là quan hệ của Washington với Đài Loan. Điều này khiến Bắc Kinh ít nhiều lo lắng.

Cả Nga và Trung Quốc đều đang căng thẳng với phương Tây. Moscow đang vướng vào vụ việc liên quan đến cựu điệp viên người Nga Skripal. Làn sóng phương Tây đã phản ứng mạnh mẽ đối với Moscow khi liên tục trục xuất các nhà ngoại giao ra khỏi nước.

Sự đáp trả qua lại giữa Moscow và một số nước châu Âu có thể xem là thời gian tồi tệ nhất trong quan hệ giữa các nước.

Trung Quốc và Nga đã tuyên bố sẵn sàng hợp tác vì quyền lợi trong lĩnh vực quân sự. Theo các nhà phân tích, sau tất cả, điều cần thiết là sự thỏa hiệp giữa phương Tây với Nga và Trung Quốc chứ không phải là các cáo buộc cũng như các động thái có thể dẫn đến thảm họa.

Hồng Nhung

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/the-gioi/khung-hoang-ngoai-giao-va-thuong-mai-dot-pha-ngatrung-vai-ke-vai-286281.html