Khủng hoảng tên lửa Cuba và ác mộng hạt nhân của nước Mỹ

Đối với Washington, không gì có thể đáng sợ hơn việc những quả tên lửa đạn đạo R-12 Dvina của Liên Xô được đặt cách Florida chỉ hơn 1.000km.

Diễn ra vào tháng 10/1962, cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba luôn được nhắc đến như lần chạm trán duy nhất có thể dẫn đến Chiến tranh Thế giới thứ 3 giữa hai cường quốc Liên Xô và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh. Khi cả Moscow và Washington đều không chịu xuống thang trong cuộc khủng hoảng này. Nguồn ảnh: History.

Hành động triển khai tên lửa của Liên Xô ở Cuba thực chất là đòn trả đũa việc Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa ở Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Ý với tổng cộng hơn 100 quả tên lửa đạn đạo có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân và được lập trình để hướng đến Moscow. Ảnh: Một trận địa tên lửa của Cuba với các loại tên lửa Liên Xô, ảnh chụp từ máy bay do thám của Mỹ. Nguồn ảnh: History.

Theo đó khu vực Liên Xô triển khai tên lửa ở Cuba chỉ nằm cách Florida của Mỹ khoảng 300 km, với khoảng cách này gần như tất cả các loại tên lửa đạn đạo của Liên Xô khi đó đều có thể bắn thẳng tới Mỹ. Ảnh: Trận địa tên lửa đạn đạo thứ hai mà Liên Xô triển khai tại Cuba. Nguồn ảnh: Office.

Trong ảnh là tầm bắn các loại tên lửa Liên Xô tuyên bố triển khai ở Cuba bao gồm tên lửa SS-4 (hay còn có tên R-12 Dvina) và tên lửa SS-5 (hay còn có tên R-14 Chusovaya) tầm bắn của chúng không chỉ bao trùm toàn bộ nước Mỹ mà còn tới tận... Canada. Nguồn ảnh: Wiki.

Tên lửa đạn đạo R-12 Dvina hay còn có tên gọi SS-4 của Liên Xô được nước này sử dụng từ 4/3/1959 tới tận năm 1993 mới bị loại khỏi biên chế. Ảnh: Tên lửa R-12 Dvina của Liên Xô được chụp trộm bởi điệp viên Mỹ từ Quảng Trường Đỏ. Nguồn ảnh: Wiki.

R-12 Dvina có trọng lượng lên tới 41,7 tấn với chiều dài cơ sở 22,1 mét, nó được trang bị một đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá lên đến 2,3 megaton. Đây là một trong những loại tên lửa đạn đạo mạnh nhất của Liên Xô vào thời điểm đó. Nguồn ảnh: Comt.

Với sức mạnh của R-12 Dvina, việc Liên Xô triển khai nó ở Cuba chẳng khác nào đưa nước Mỹ đến bờ vực chiến tranh hạt nhân khi ngay sát hông họ là một kho vũ khí hạt nhân khủng lồ của một quốc gia đối lập. Nguồn ảnh: Comt.

Động thái này cũng thể hiện rõ quyết tâm của Moscow trước các mối đe dọa từ Washington, khi Liên Xô đang bị bủa vây bởi hàng trăm quả tên lửa đạn đạo của Mỹ. Thậm chí hai bên còn không thèm đối thoại với nhau để tìm được một tiếng nói chung cho vấn đề này. Nguồn ảnh: Wiki.

Tên lửa R-12 Dvina sử dụng động cơ đẩy nhiên liệu lỏng, có tầm bắn lên tới 2080 km và có hành trình bay tối đa 3500 mét/giây. Tên lửa sử dụng hệ thống dẫn đường theo quán tính, dù có độ chính xác không cao nhưng bù lại nó lại có tốc độ bay cực nhanh gần như không thể đánh chặn và có sức hủy diệt cực lớn. Nguồn ảnh: Comt.

Được ra đời từ năm 1962, tên lửa R-14 Chusovaya hay còn gọi là SS-5 thậm chí còn có sức mạnh kinh hoàng hơn rất nhiều so với những quả tên lửa SS-4. Nguồn ảnh: Wiki.

Đước xếp vào loại tên lửa đạn đạo tầm trung, R-14 Chusovaya có trọng lượng 86,3 tấn, chiều dài 24,4 mét, có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân nhiệt hạch nặng 680 kg và có sức nổ tương đương từ 1-2 megaton. Nguồn ảnh: Latvia.

Quả tên lửa này có tầm bắn lên tới 3700 km, nếu được phóng đi từ Cuba, quả tên lửa này sẽ bao phủ gần hết lãnh thổ Mỹ. R-14 Chusovaya có tốc độ hành trình bay lên đến 500 km/h và có độ lệch mục tiêu nhiều nhất chỉ 1,13 km, nó cũng sử dụng hệ thống dẫn đường tương tự như SS-4. Nguồn ảnh: NCTO.

Tới cuối tháng 10/1962, sau khi một loạt các thỏa thuận giữa Mỹ và Liên Xô được đưa ra, Washington đã đồng ý rút và ngưng triển khai các tên lửa đạn đạo ở Ý và Thổ Nhĩ Kỹ, còn phía Liên Xô cũng tháo bỏ các tổ hợp tên lửa đạn đạo của mình tại Cuba, cuộc khủng hoảng suýt đẩy nhân loại vào "hồi kết" chính thức kết thúc. Nguồn ảnh: Dogs.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/khung-hoang-ten-lua-cuba-va-ac-mong-hat-nhan-cua-nuoc-my-930512.html