Kịch bản Nga vũ trang quân sự hạng nặng sau 2020

Việc tái trang bị cho lực lượng vũ trang Nga đang nhanh hơn so với kế hoạch, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu gần đây cho biết.

Việc điều chỉnh ngân sách ban đầu cho lực lượng quân sự từ 1,44 nghìn tỷ rúp lên hơn 1,5 nghìn tỷ rúp đã cho phép tăng tỷ lệ trang bị mới và hiện đại hóa cho quân đội lên 68%. Có vẻ như con số này chỉ vượt 1% so với kế hoạch được công bố vào đầu năm. Nhưng trong toàn quân đội, điều này có nghĩa là hàng trăm đơn vị được trang bị những vũ khí mới nhất.

Tất nhiên, năm 2020 quá trình tái vũ trang sẽ không dừng lại. Nhưng các ưu tiên sẽ được sửa đổi, các mục tiêu mới sẽ được công bố. Tờ Izvestia, Nga đã đưa ra phân tích của họ về cơ cấu cung cấp vũ khí cho quân đội Nga sẽ thay đổi như thế nào, lực lượng nào sẽ được ưu tiên trong những năm tiếp theo, và lực lượng nào sẽ ở lại bên ngoài?

Không lực Nga

Trong toàn lực lượng vũ trang, không lực Nga đã có được trải nghiệm thực tế nhất tại Syria. Lực lượng này tự hiểu rõ mình tốt hơn những lực lượng khác, về điểm mạnh, điểm yếu và thấy rõ con đường cần thiết để phát triển. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quy mô lớn trong tổng chi phí sắp tới sẽ nghiêng về phía họ. Quyết định mạnh mẽ của Tổng thống về việc đẩy nhanh quá trình sản xuất dây chuyền và tăng số lượng đơn mua máy bay chiến đấu Su-57 và máy bay trực thăng Mi-28NM là một tín hiệu rõ ràng. Các hợp đồng đầy hứa hẹn bổ sung các máy bay trực thăng tấn công Kamov và cho việc hiện đại hóa máy bay ném bom Su-34 cũng dự kiến được công bố.

Không lực Nga được cho là sẽ nhận được sự ưu tiên trong ngân sách mới. Ảnh: Izvestia.

Không lực Nga được cho là sẽ nhận được sự ưu tiên trong ngân sách mới. Ảnh: Izvestia.

Các hoạt động thử nghiệm về việc xây dựng đơn vị tấn công trên không mới và cho phép cơ động trên không cho các đơn vị súng trường cơ giới sẽ yêu cầu việc tiếp tục tăng số lượng máy bay trực thăng vận tải. Một trong những chương trình tái vũ trang đắt nhất sẽ là mua sắm các tổ hợp S-500 cho Lực lượng Không gian vũ trụ.

Cũng cần tăng ngân sách để tiếp tục mua các hệ thống không người lái hạng nặng cho Lực lượng Không gian vũ trụ, đặc biệt là các UAV trinh sát và tấn công. Ngoài ra còn có kế hoạch mở rộng về nâng cấp vận tải và hàng không phụ trợ. Không còn nghi ngờ gì nữa, Lực lượng Không gian vũ trụ sẽ nhận được ưu tiên trong ngân sách.

Trên mặt đất

Có thể nói đây là lực lượng bị chậm trễ nhất trong quá trình tái vũ trang. Trong bối cảnh lực lượng tên lửa chiến lược gần như được nâng cấp hoàn toàn và toàn lực lượng mức độ tái vũ trang khoảng 70% thì con số này ở lục quân chưa tới 60%. Tuy nhiên, quy mô khổng lồ của lục quân Nga khiến nhiệm vụ tái vũ trang cho họ vô cùng khó khăn và tốn kém. Không thể nhanh chóng thay thế tất cả hàng chục ngàn đơn vị thiết bị quân sự hạng nặng.

Ngay cả những gì hiện được coi là hiện đại trong các khí tài của họ, như T-72 và BTR-80, cũng chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu hiện tại, và thậm chí còn hơn thế nữa trong tương lai.

Bắt đầu từ năm tới, với việc hiện đại hóa các mẫu hiện có, cần phải chuyển sang mua hàng loạt và trang bị cho quân đội những nền tảng vũ khí và trang thiết bị quân sự hoàn toàn mới, tiên tiến. Hợp đồng mua tăng Armata hiệu quả nhưng đắt tiền, và việc mua xe bọc thép mới sẽ cần tăng tỷ lệ tài trợ cho lục quân trong phân bổ ngân sách những năm tới.

Lực lượng trên biển

Hải quân rõ ràng sẽ không phải là ưu tiên trong chương trình hiện đại hóa mới. Nga vẫn muốn thể hiện sức mạnh đại dương, nhưng các kế hoạch lớn cho sự phát triển của lực lượng này đã bị lãng quên. Sẽ không có một số nhóm tác chiến tàu sân bay hoặc một hạm đội đổ bộ mạnh mẽ trong tương lai gần.

Do sự đổ vỡ của các hiệp ước tên lửa tầm ngắn và tầm trung, sự hiện diện các tàu tên lửa nhỏ được trang bị tổ hợp Kalibr cũng sẽ giảm. Các tổ hợp di động rẻ hơn và linh hoạt hơn với các tên lửa hành trình trên đất liền và siêu âm có thể gánh vác vai trò thay cho Kalibr.

Sự xuất hiện được chờ đợi từ lâu của hạm đội tàu khu trục mới với các tổ hợp phòng không hiện đại tập thể, Poliment-Redoubt, sẽ cho phép, nếu cần thiết, để tạo ra một sức mạnh trên đại dương khá hiệu quả, tách biệt được với sức mạnh trên bờ.

Dù vậy, Nga đang chú ý tới việc ưu tiên cho lực lượng tàu ngầm. Ngoài các hợp đồng đã ký kết cho một vài tàu ngầm hạt nhân bổ sung, Ash, có thể sẽ có sự mở rộng đơn hàng này và loại tàu Borei, cùng với các tàu ngầm chạy diesel được trang bị tên lửa.

Không chỉ thiết bị

Chi phí cho xe tăng và máy bay mới thường bỏ qua việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho chúng. Kể từ khi bắt đầu hiện đại hóa lực lượng vũ trang, cần phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản: nhà ở, cơ sở hạ tầng xã hội cho các trại lính, tái thiết đường băng tại các căn cứ không quân và hiện đại hóa Lực lượng tên lửa chiến lược Nga.

Khi các thiết bị quân sự hiện đại hơn, đắt tiền hơn, chúng cũng đòi hỏi nhiều hỗ trợ hậu cần hơn. Tất nhiên, nếu cần thiết, chúng phải chịu được các điều kiện hoạt động khắc nghiệt. Tuy nhiên, việc để chúng trong các nhà kho, nhà chờ trong thời bình được bố trí hiện đại giúp có thể kéo dài tuổi thọ, giảm chi phí sửa chữa và tăng thời gian hoạt động.

Trên lãnh thổ Nga, kinh nghiệm từ căn cứ Syria Khmeimim sẽ rất hữu ích, nơi các nhà chứa máy bay hiện đại cuối cùng đã được chế tạo. Các điều kiện tự nhiên của Nga không kém phần khắc nghiệt so với ở Trung Đông, vậy nên những thiết kế tương tự sẽ có lợi cho thiết bị quân sự và nhân sự trong nước.

Có những dấu hiệu cho thấy trong những năm tới, việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nước hiện đại sẽ được thực hiện song song với việc cung cấp vũ khí mới nhất cho quân đội. Chi phí của khâu này sẽ ngày càng tăng lên trong tổng chi phí tái trang bị cho quân đội.

Quý Hoàng

Nguồn Tổ Quốc: http://toquoc.vn/kich-ban-nga-vu-trang-quan-su-hang-nang-sau-2020-20191024111434421.htm