Kiểm chứng tính bền vững của đà phục hồi

(Vietstock) – Chúng tôi cho rằng trong tuần tới xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì. Tính thanh khoản của thị trường sẽ tăng lên cùng với tâm lý lạc quan của nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường có thể chịu áp lực bởi hoạt động chốt lời diễn ra ở nhiều cổ phiếu. Nhà đầu tư với tỷ lệ tiền mặt cao vẫn có thể tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu tiềm năng.

Mặc dù diễn biến nợ công của châu Âu thực sự vẫn còn nhiều điều chưa ổn định nhưng bức tranh kinh tế thế giới tuần qua đã xuất hiện một vài mảng sáng màu. Đáng chú ý giá dầu thô đang ở mức hợp lý có thể là động lực thúc đẩy kinh tế thế giới đi lên. Diễn biến của nền kinh tế lớn nhất thế giới cũng ổn định hơn, điều này được thể hiện qua đánh giá hạn mức tín nhiệm của Mỹ vẫn ở mức an toàn trước bối cảnh khủng hoảng nợ của châu Âu. Tình hình sản xuất và thương mại cũng được củng cố khi Bộ Thương mại Mỹ cho biết số đơn đặt hàng lâu bền trong tháng 4/2010 đã tăng 2.9%, mức cao nhất kể từ tháng 9/2008. Ngoài ra, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 5/2010 đã tăng lên 63.3 điểm, mức cao nhất kể từ tháng 3/2008. Như vậy, trong bối cảnh tình hình thất nghiệp của Mỹ vẫn ở mức cao, nhưng cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng vẫn lạc quan trong đầu tư và chi tiêu. Thị trường lao động Mỹ cũng được cải thiện nhẹ khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần đã giảm 14,000, xuống còn 460,000 người. Trong khi đó, các báo cáo cho thấy thị trường bất động sản Mỹ vẫn đang diễn biến trái chiều. Standard & Poor's/Case-Shiller công bố chỉ số giá nhà tại 20 khu vực trung tâm ở Mỹ trong quý 1/2010 đã giảm 3.2%. Tuy vậy, doanh số bán nhà mới và nhà đã qua sử dụng trong tháng 4/2010 tăng lần lượt 14.8% và 7.6%. Vấn đề nợ công của châu Âu một lần nữa khiến giới đầu tư lo lắng khi Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha (BoS) đã phải tiếp quản ngân hàng ngân hàng tiết kiệm CajaSur sau kế hoạch sáp nhập không thành giữa CajaSur và Unicaja. Trong khi đó, Tây Ban Nha cũng là một trong các nước dẫn đầu thâm hụt ngân sách tại châu Âu. Kinh tế Nhật Bản, xuất khẩu tháng 4/2010 tăng 40.4% so với cùng kỳ năm trước và là tháng tăng trưởng thứ năm liên tiếp. Tuy nhiên, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này vẫn tiếp tục đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao, trong tháng 4 tăng lên mức 5.1%, chi tiêu các hộ gia đình giảm 0.7% trong tháng 4/2010. CPI tháng 4/2010 giảm 1.5% so với 1 năm trước sau khi đã giảm 1.2% trong tháng 3/2010. Mức giảm phát này cho thấy kinh tế Nhật Bản vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn trong quá trình phục hồi. Thị trường chứng khoán kết thúc phiên giao dịch tuần này với đà tăng điểm nhẹ ở hầu hết các thị trường lớn. Duy nhất chỉ có chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm nhẹ nhưng cũng cải thiện khá nhiều vào phiên cuối tuần. Nỗi lo khủng hoảng nợ công của châu Âu cũng như tình hình Tây Ban Nhà và tin đồn Trung Quốc sẽ bán trái phiếu chính phủ châu Âu… vẫn tác động tiêu cực lên thị trường thế giới vào những phiên đầu tuần. Tuy nhiên, khi các tin đồn được bác bỏ thì giới đầu tư khá hứng khởi tích cực mua vào, đặc biệt lượng mua vào của nhóm đầu cơ giá xuống cũng tăng mạnh nhằm trả các khoản bán khống trong đợt suy giảm vừa qua. Chỉ số giá tiêu dùng cả nước mới được công bố tuần qua khiến không ít người phải ngạc nhiên vì nó thấp hơn nhiều so với mức tăng của 2 thành phố lớn nhất nước. Mức tăng CPI tháng 5 tăng 0.27% so với tháng 4, trong khi trước đó CPI Hà Nội và TPHCM công bố lần lượt tăng 0.41 và 0.48%. Sở dĩ có sự khác biệt này là do nhóm hàng thực phẩm tính trung bình cả nước chỉ tăng 0.09%, thấp hơn khá nhiều so với 2 thành phố lớn kể trên. Nhóm hàng vật liệu xây dựng và năng lượng tiếp tục tăng khá cao. Như vậy tính trong 4 tháng đầu năm 4.55% và so với cùng kỳ năm ngoái tăng 9.05%. Việc giảm tốc của CPI là một điều dễ hiểu khi tín dụng những tháng đầu năm tăng khá thấp, giá các nguyên vật liệu, năng lượng thế giới cũng giảm do khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Duy trì các quan điểm trước đây chúng tôi cho rằng, hiện nay lạm phát không còn là một điều quá phải lo ngại. Xu hướng tăng nhẹ của CPI tiếp tục được duy trì trong những tháng sắp tới. Một chỉ số vĩ mô khá được quan tâm trong tuần qua là nhập siêu của Việt Nam đã giảm mạnh trong tháng 5. Nhập siêu tháng 5 chỉ còn 0.75 tỷ USD, mức thấp nhất từ tháng 3/2009 đến nay. Tuy nhiên, đây không phải là một mức giảm bền vững. Xuất khẩu tháng 5 tăng vọt lên 6.1 tỷ USD là do đóng góp của xuất khẩu vàng đến 0.8 tỷ USD. Như vậy, nếu loại việc xuất vàng tăng đột biến thì nhập siêu trong tháng 5 vẫn còn 1.55 tỷ USD, một con số không hề nhỏ. Mặc dù vậy chúng ta có thể nhìn kim ngạch nhập khẩu cao trong tháng 5 như là một yếu tố tích cực. Việc nhập khẩu cao chứng tỏ kinh tế trong nước đã từng bước phục hồi, nhu cầu nguyên vật liệu chế biến xuất khẩu tăng, tiêu dùng trong nước cũng tăng theo. Một tín hiệu lạc quan khác là FDI giải ngân tiếp tục khả quan. Tổng FDI giải ngân tháng 5 đạt 1.1 tỷ USD, đưa mức giải ngân 5 tháng lên 5.5 tỷ USD, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm trước. FDI đăng ký đạt đạt 7.5 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước. Việc FDI đăng ký khá thấp hiện nay cũng không còn quá quan trọng vì liên tục trong 3 năm gần đây số lượng FDI đăng ký đã tăng vọt. Việc tập trung vào giải ngân một cách hiệu quả những dự án FDI đã đăng ký cũng có thể giúp cho Việt Nam có thể duy trì được vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao. Việc lãi suất liên tục điều chỉnh tăng trong thời gian qua đã khiến không ít người phải lo ngại. Lãi suất huy động ở nhiều ngân hàng liên tục được điều chỉnh tăng. Lãi suất huy động tại một số ngân hàng đã tăng hơn 12%. Lãi suất liên ngân hàng cũng tăng nhẹ so với trước đó. Mặt bằng lãi suất cho vay hiện nay cũng đang ở quanh mức 14-15%. Như vậy, bất chấp chủ trương giảm lãi suất của chính phủ hiện nay lãi suất trên thị trường vẫn giữ ở mức khá cao. Mặc dù vậy phân tích các nguyên nhân tăng lãi suất này chúng ta lại tìm thấy những tín hiệu tích cực. Cụ thể trong những lần đấu thấu trái phiếu Chính phủ gần đây tỷ lệ đấu thầu thành công đang ở mức khá cao. Điều đáng lưu ý là các tổ chức tín dụng đã chấp nhận lãi suất trái phiếu thấp hơn cả lãi suất huy động trên thị trường. Như vậy, rõ ràng các ngân hàng đang kỳ vọng vào việc có thể chiết khấu những trái phiếu này cho NHNN với lãi suất 7-8% để có được nguồn vốn giá rẻ. Với những diễn biến đó, chúng tôi cho rằng trong thời gian tới lượng cung tiền của NHNN ra thị trường mở sẽ tăng lên. Đây thực chất là một chính sách nới lỏng tiền tệ để hạ lãi suất thị trường xuống. Với động thái này lãi suất cho vay trên thị trường sẽ tiếp tục giảm trong những tháng sắp tới. Chỉ VN-Index đã có một tuần tăng điểm trọn vẹn sau khi giảm mạnh vào tuần trước. Tâm lý nhà đầu tư bắt đầu trở nên tích cực trước sự khởi sắc của chứng khoán thế giới và tình hình vĩ mô trong nước. Khối ngoại tiếp tục có một tuần mua ròng mạnh trên cả hai sàn. Kết thúc tuần giao dịch VN-Index đóng cửa ở mức 51.99 điểm, tăng 6.06% so với cuối tuần trước. Giá trị và khối lượng giao dịch tại HoSE trung bình đạt 46.2 triệu đơn vị và 1,471 tỷ đồng, giảm 30% so với tuần trước cả về giá trị và khối lượng. HNX-Index tăng 9.06%, đóng cửa ở mức 166.71 điểm, khối lượng và giá trị giao dịch giảm 15% so với tuần trước. Với việc tăng khá mạnh của thị trường, nhóm cổ phiếu penny-stocks một lần nữa lại lên ngôi. Không ít cổ phiếu trong nhóm này đã tăng mạnh sau khi giảm sâu vào tuần trước. Trên HNX có trên 30 cổ phiếu tăng hơn 20%. Những diễn biến này cho thấy xu hướng của thị trường nhiều khả năng sẽ tập trung vào những cổ phiếu nhỏ trên sàn. Những cổ phiếu bluechips và cổ phiếu ngành tài chính đã không đạt sự phục hồi khả quan. Nhóm cổ phiếu ngân hàng trung bình chỉ tăng 3.1%, thấp hơn khá nhiều so với thị trường. Nhóm cổ cổ phiếu bảo hiểm và chứng khoán đạt mức tăng tương với thị trường. Trong khi đó những mã cổ phiếu ngành xây dựng và bất động sản đạt được mức tăng gần 10% trong tuần. Khối ngoại tiếp tục có một tuần mua mạnh. Tổng giá trị mua ròng của khối ngại trên HoSE lên tới 467 tỷ đồng, trên HNX đạt 33 tỷ đồng. Khối lượng mua ròng của khối ngoại tập trung vào các mã cổ phiếu KBC (66.8 tỷ), HAG (55 tỷ), SJS (49 tỷ), SSI (45 tỷ), trong khi đó bán ròng đáng kể nhất là MCV (12 tỷ). Tính từ đầu năm 2010 đến nay khối ngoại đã mua ròng 4,825 tỷ đồng, cao hơn 2 lần giá trị mua ròng của năm 2009. Như vậy, có thể thấy thị trường Việt Nam đang được sự hỗ trợ rất lớn bởi các dòng vốn đầu tư của nhà đầu tư ngoại. Vấn đề nợ công của các quốc gia châu Âu vẫn còn treo lơ lửng. Tuy vậy, chủ đề này có vẻ đang dịu lại khi châu Âu đang thực hiện những giải pháp khá quyết liệt. Trong khi đó kinh tế thế giới vẫn đang thể hiện đà phục hồi khi các chỉ số kinh tế tiếp tục cho dấu hiệu khá lạc quan. Tuy vậy, việc giá cả hàng hóa và thị trường giảm mạnh cho thấy đà phục hồi của kinh tế thế giới vẫn đang gặp nhiều thách thức, không loại trừ nguy cơ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng kép trong thời gian tới. Những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô được công bố trong tuần cho thấy kinh tế trong nước tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Nhập siêu giảm, FDI giải ngân tăng cho thấy vấn đề tỷ giá trước mắt khá ổn định, lạm phát không còn là vấn đề lo ngại quá mức. Lãi suất huy động tăng thời gian qua có thể chỉ là một diễn biến ngắn hạn. Phân tích của chúng tôi cho thấy xu hướng giảm lãi suất trong những tháng sắp tới đang khá rõ ràng. Mặc dù vậy kinh tế vẫn đang gặp phải một số rủi ro như diễn biến thời tiết phức tạp và tình trạng thiếu điện diễn ra nhiều nơi đã ảnh hưởng mạnh đến các hoạt động kinh tế. Diễn biến thị chứng khoán cũng cho thấy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư đang hình thành trở lại. Tính trung bình cả tuần, khối lượng và giá trị giao dịch đã sút giảm mạnh, nhưng đã được cải thiện vào cuối tuần. Với những phiên khởi sắc vừa qua và tình hình thế giới khá ổn định, thị trường có thể thu hút thêm những dòng tiền mới. Áp lực giải chấp trong tuần tới sẽ không còn quá mạnh khi VN-Index đã vượt ngưỡng 500 điểm. Mặc dù vậy, đà tăng điểm của thị trường có thể gặp các ngưỡng cản kỹ thuật tại vùng 520 điểm, và áp lực bán ra chốt lời của cổ phiếu mua tại vùng 480 điểm. Ngoài ra, sự phục hồi của thị trường trong tuần qua phần lớn đến từ các penny-stocks. Do vậy chúng ta khó có thể kỳ vọng thêm một tuần tăng điểm mạnh nữa của thị trường. Chúng tôi cho rằng trong tuần tới xu hướng tăng điểm vẫn được duy trì. Tính thanh khoản của thị trường sẽ tăng lên cùng với tâm lý lạc quan của nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường có thể chịu áp lực bởi hoạt động chốt lời diễn ra ở nhiều cổ phiếu. Nhà đầu tư với tỷ lệ tiền mặt cao vẫn có thể tìm kiếm cơ hội ở những cổ phiếu tiềm năng. Tín hiệu này cho thấy giá đã bắt đầu có sự khởi sắc thực sự. Tuy nhiên, theo một khía cạnh khác nó cũng nói lên rằng giai đoạn mua tốt nhất có lẽ đã sắp qua đi. Tín hiệu mua của chỉ báo này kết hợp với phân kỳ của chính nó cho thấy thị trường vẫn có thể khởi sắc thêm một thời gian nữa. Có thể coi SMA 300 là một trong những nút thắt quan trọng bậc nhất của VN-Index. Với độ chính xác tuyệt đối (100%) trong suốt chiều dài lịch sử của thị trường, lần test SMA 300 này mang nhiều ý nghĩa đối với triển vọng của VN-Index xét trên phương diện ngắn hạn lẫn dài hạn. Trong đợt sụt giảm vừa qua cùng với Fibonacci Retracement 38.2% và Trendline dài hạn, SMA 300 đã chống đỡ rất tốt cho thị trường. Trong thời gian tới, nhà đầu tư có thể mua khi giá dịch chuyển về gần đường này. Ngay sau khi cho tín hiệu mua với DMA 3X3 daily vào ngày 27/05/2010, HNX-Index tiếp tục cho tín hiệu mua với Parabolic SAR. Đây có thể coi là những tín hiệu khá lạc quan trong ngắn hạn. RMO Trade Mode cũng chuẩn bị hoàn thành các tín hiệu mua chủ chốt của mình. Swing Trader 2 gần như đã cắt vào MAST và chỉ còn cách Swing Trader 3 một khoảng rất ngắn. Triển vọng của chỉ số này đang khá lạc quan. Tín hiệu này cho thấy triển vọng ngắn hạn của thị trường Mỹ đã được cải thiện khá nhiều. Cùng với sự gia tăng trong khối lượng giao dịch, nhiều khả năng thị trường này sẽ đón nhận thêm vài phiên khởi sắc trong thời gian tới. Điều này cho thấy VIX đã chính thức rơi vào dowtrend. Một sự phá vỡ gần như hoàn toàn đường trendline cho thấy khả năng phục hồi trở lại vùng 40 – 50 là rất khó. Điều này lại càng củng cố cho khả năng tăng trưởng tiếp tục của thị trường Mỹ.

Nguồn VietStock: http://www.vietstock.vn/tabid/57/channelid/71/newsid/154550/default.aspx