Kiểm soát thực phẩm sạch: Làm sao kiểm soát được tâm người sản xuất?

Theo chuyên gia, kiểm soát thực phẩm sạch bằng kỹ thuật không khó nhưng khó nhất là làm sao kiểm soát được tâm của người làm ra sản phẩm. Nếu 'mất kiểm soát' thì vô cùng nguy hiểm.

Ngày 6/6, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, dân số Việt Nam chuẩn bị cán mốc 100 triệu dân (bằng 1/6 dân số các nước ASEAN). Như vậy, việc lo thực phẩm sạch cho thị trường nội địa có vai trò đặc biệt quan trọng, ngoài việc xuất khẩu.

Là người từng phụ trách ngành thương mại Hà Nội, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú luôn mong muốn tăng cao trách nhiệm, hiệu quả hơn trong quản lý thực phẩm sạch.

Bởi vậy, qua theo dõi nhiều năm nay về thực phẩm sạch, ông Phú cho rằng, việc kiểm soát bằng QR Code, truy xuất nguồn gốc, camera để kiểm tra người nông dân chăm bón cây trồng, vật nuôi… là không quá khó. Cái khó nhất là tâm của người làm, nếu không được kiểm soát thì sẽ rất nguy hiểm.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, kiểm soát thực phẩm sạch bằng kỹ thuật không khó nhưng khó nhất là làm sao kiểm soát được tâm của người làm ra sản phẩm. Nếu "mất kiểm soát" thì vô cùng nguy hiểm.

Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, kiểm soát thực phẩm sạch bằng kỹ thuật không khó nhưng khó nhất là làm sao kiểm soát được tâm của người làm ra sản phẩm. Nếu "mất kiểm soát" thì vô cùng nguy hiểm.

Theo ông Phú, công nghệ chỉ là phương tiện để đạt được mục đích, còn con người mới là yếu tố quan trọng, then chốt. Cho nên, chúng ta phải giáo dục đạo đức, giáo dục sự chia sẻ, giáo dục sự nhân văn. Nếu bán xong lợi nhuận "bỏ túi" sau đó "quên" luôn người tiêu dùng thì sự kỳ vọng về thực phẩm sạch sẽ ở rất xa.

Do đó, cần dùng kỹ thuật và thể chế để quản lý vấn đề thực phẩm sạch. Bởi tại Hàn Quốc, họ thiết lập các chuỗi cung ứng ngắn từ sản xuất đến bán lẻ như hộp sữa, cân thịt đi đến đâu đều có người chịu trách nhiệm cụ thể.

Tại Việt Nam, buôn bán thường theo hình thức "mua đứt bán đoạn", từ chăn nuôi đến giết mổ, bán buôn, bán lẻ… chỉ cần "sang tay" là xong. Trong khi, tại Na Uy, sản phẩm khi đưa ra thị trường phải chịu trách nhiệm đến cùng, từ đầu đến cuối.

Do đó, muốn có được thực phẩm sạch thì phải phân biệt người làm tốt và người không làm tốt.

Collagen Biotin là một trong những sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả 'ra lò' bằng công nghệ xô chậu, túi tải, trong căn nhà cấp 4 ở ngoại thành Hà Nội vừa được lực lượng chức năng phát hiện.

Theo ông Phú, hiện nay, người làm tốt vẫn đang bị "lẫn" vào với người không làm tốt. Đơn cử, phạt 5 triệu đồng với người không làm tốt nhưng thu lãi 50 triệu đồng thì họ chấp nhận "chịu" nộp phạt để tiếp tục vi phạm. Điều này cho thấy, người làm sai không "sợ" kỷ cương pháp luật.

Như vậy, chỉ khi nào kỷ cương pháp luật mạnh đến mức khiến những người làm sai không dám làm thì chúng ta mới yên tâm có thực phẩm sạch như tại Singapore. Vì một khi người làm sai vẫn dám làm và thích làm thì mong muốn có được thực phẩm sạch sẽ không thể đến đích một cách nhanh chóng.

Từ thực trạng ở Việt Nam còn tồn tại mô hình buôn bán nhỏ lẻ, kỷ luật, kỷ cương xã hội còn lỏng lẻo, liên kết yếu… chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú kiến nghị:

Thứ nhất, phải tiếp tục sửa, bổ sung một số điều luật trên tinh thần biểu dương những người làm tốt, người không làm tốt cần được xử lý nghiêm.

Thời gian qua, lực lượng chức năng cả nước liên tục phát hiện thực phẩm đông lạnh không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nhưng vẫn được các tiểu thương nhập lậu đưa vào nội địa tiêu thụ.

Thứ hai, thông tin minh bạch về giá hàng hóa, chất lượng, tiêu chuẩn hàng hóa… trên bảng điện tử của chợ, siêu thị và các tổ chức kinh doanh bán lẻ, dịch vụ để người tiêu dùng so sánh hàng hóa bán ra là cấp thiếp. Bởi hiện nay, giá cả, chất lượng, minh bạch còn có sự chênh lệch.

Phạm trù minh bạch cần hiểu rộng hơn, đơn cử đưa hàng vào siêu thị phải chịu chiết khấu 30%, sau đó "đi kèm" với hàng loạt chi phí khác. Bởi thực tế đã từng xảy ra tình trạng "đòi" 20 triệu đồng phí tạo mã tại một siêu thị, sau khi thỏa thuận xong mới bàn tiếp đến chiết khấu.

Thứ ba, phải thiết kế các chuỗi cung ứng ngắn, chuỗi cung ứng chịu trách nhiệm từng đoạn.

Ví dụ, ai chịu trách nhiệm về con giống, ai chịu trách nhiệm thức ăn chăn nuôi, giết mổ, vận chuyển, ai bán lẻ… Cần công khai toàn bộ các địa chỉ phải chịu trách nhiệm. Đây là vấn đề mấu chốt của sự minh bạch cho thực phẩm sạch.

Hà Nội: Kinh hoàng hàng vạn sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả 'ra lò' bằng công nghệ xô chậu, túi tải, trong căn nhà cấp 4 ẩm thấp ở ngoại thành

B.Loan

Nguồn GĐ&XH: http://giadinh.net.vn/kiem-soat-thuc-pham-sach-lam-sao-kiem-soat-duoc-tam-nguoi-san-xuat-172230606155313404.htm