Kiến thức cơ bản cần có giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả

Giống như bệnh mạn tính, người có tăng huyết áp sẽ phải chung sống với bệnh và cần kiểm soát ổn định các chỉ số để tránh biến chứng nguy hiểm tại tim, não, thận.

Phân độ tăng huyết áp là kiến thức cơ bản nhất cần biết

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, dựa trên 2 giai đoạn co bóp và giãn nghỉ của cơ tim. Huyết áp tâm thu là áp lực máu trong lòng mạch trong khi tim đập. Huyết áp tâm trương là áp lực máu trong khoảng thời gian giữa hai lần đập của tim.Tăng huyết áp là khi áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao.

Tăng huyết áp được phân thành tăng huyết áp độ 1 (nhẹ), tăng huyết áp độ 2 (trung bình) và tăng huyết áp độ 3 (nặng). Tăng huyết áp tâm thu đơn độc là khi huyết áp tâm thu tăng nhưng huyết áp tâm trương bình thường. Tiền tăng huyết áp là kết hợp giữa huyết áp bình thường với huyết áp bình thường cao.

Người trên 50 tuổi được phân loại là có tăng huyết áp nếu huyết áp tâm thu của họ luôn luôn ở mức thấp nhất là 140 mmHg hay 90 mmHg đối với huyết áp tâm trương. Những người có huyết áp cao hơn 130 mmHg có kèm các bệnh mỡ máu cao, bệnh thận hay đái tháo đường cần kiểm soát chặt chẽ các chỉ số.

Các bước xác định tăng huyết áp và những nguy cơ khi điều trị

Chuẩn đoán tăng huyết áp sẽ bao gồm những bước sau:

- Đo huyết áp nhiều lần để lấy trị số trung bình

- Tìm hiểu tiền sử sức khỏe

- Kiểm tra thể trạng, sức khỏe hiện tại

- Thực hiện các khám nghiệm cận lâm sàng nếu cần thiết.

Người có tăng huyết áp ngoài đo huyết áp ở bệnh viện nên tự đo huyết áp tại nhà nhằm cung cấp được nhiều thông tin hơn cho các quyết định điều trị của bác sĩ. Người bệnh có hoặc không có những yếu tố nguy cơ đi kèm như mỡ máu cao, đái tháo đường cần biết rằng xử trí sẽ lâu dài và có thể sẽ gặp phải nguy hiểm khi ngưng điều trị. Trong quá trình điều trị tăng huyết áp bằng thuốc, cần chú ý xem xét kĩ những phản ứng gặp phải để thông báo với bác sĩ điều trị để kịp thời thay đổi thuốc, tránh tác dụng phụ không mong muốn tiếp tục gây nguy hiểm.

Chuyển hướng xử trí tăng huyết áp khi gặp tác dụng phụ

Điều trị tăng huyết áp có phương pháp sử dụng thuốc và không sử dụng thuốc. Không sử dụng thuốc là phương pháp áp dụng chế độ ăn và chế độ tập luyện khoa học. Phương pháp này cần duy trì cả trong và sau khi hạ các chỉ số huyết áp để tránh tình trạng tăng ngược trở lại.

Trong dùng thuốc lại chia ra sử dụng tân dược và sử dụng thảo dược. Mặc dù có những tác dụng phụ không mong muốn hoặc không thích hợp cho những người có suy gan, thận nhưng sử dụng tân dược giúp hạ nhanh các chỉ số, đặc biệt cần thiết trong cấp cứu và khi các chỉ số đang ở mức rất cao.

Phương pháp sử dụng thảo dược mặc dù không giúp hạ nhanh các chỉ số như tân dược nhưng có ưu điểm là giảm nhanh các triệu chứng lâm sàng và không gây tác dụng phụ trong/sau quá trình sử dụng. Phương pháp này thích hợp sử dụng phòng ngừa cho những người có nguy cơ mắc bệnh cao, sử dụng kết hợp thuốc tây giúp đẩy nhanh quá trình điều trị với người đã bị tăng huyết áp và sử dụng thay thế thuốc tây giúp giữ các chỉ số ở ngưỡng ổn định, tránh tăng trở lại mà không lo tác dụng phụ. Tuy nhiên khi lựa chọn các sản phẩm thảo dược uy tín, tránh tiền mất tật mang.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hamomax chiết xuất thảo dược quý Nần nghệ (Dioscorea collettii). Dùng cho người mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, cao huyết áp, vữa xơ động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến, đột quỵ.

Phân phối: Công ty CPPT Thảo Dược Việt Nam

Dược sĩ tư vấn: 0919394000/ 0961239810

Website: hamomax.vn

Địa chỉ: A13, lô 4, KĐT Định Công, Hoàng Mai, HN

SĐK: 018652017/ATTP – XNQC

Sản phẩm không phải là thuốc và không thay thế thuốc chữa bệnh.

Thu Loan

Nguồn Người Đưa Tin: http://nguoiduatin.vn/kien-thuc-co-ban-can-co-giup-kiem-soat-huyet-ap-hieu-qua--a369645.html