Kinh ngạc loài cua có sức kẹp khủng khiếp, nâng được cả... trẻ con

Một loài cua khổng lồ sinh sống ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sở hữu cặp càng khỏe nhất trong nhóm giáp xác, có thể nâng cả trẻ nhỏ.

 Loài cua dừa (Birgus latro) sống trên các quần đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có trọng lượng 4 kg, chiều dài 40 cm và sải chân gần một mét. (Nguồn: Twitter)

Loài cua dừa (Birgus latro) sống trên các quần đảo ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, có trọng lượng 4 kg, chiều dài 40 cm và sải chân gần một mét. (Nguồn: Twitter)

Cặp càng lớn của nó khỏe tới mức có thể nâng được 28 kg và tách vỏ những quả dừa cứng. (Living Oceans Foundation)

Cặp càng lớn của nó khỏe tới mức có thể nâng được 28 kg và tách vỏ những quả dừa cứng. (Living Oceans Foundation)

Một con cua dừa cỡ lớn nhất nặng 4 kg có thể tạo ra lực cắp lên trên 3.300 newton. L (Nguồn: Wikipedia)

Một con cua dừa cỡ lớn nhất nặng 4 kg có thể tạo ra lực cắp lên trên 3.300 newton. L (Nguồn: Wikipedia)

Lực cắp này mạnh hơn mọi loài giáp xác khác, bao gồm tôm hùm với lực cắp đo được khoảng 250 newton. (Nguồn: Sciences et Avenir)

Lực cắp này mạnh hơn mọi loài giáp xác khác, bao gồm tôm hùm với lực cắp đo được khoảng 250 newton. (Nguồn: Sciences et Avenir)

Càng cua dừa khỏe hơn nhiều so với cơ hàm sư tử có lực cắn trung bình khoảng 2.670 newton, chỉ xếp sau hàm cá sấu, loài sở hữu bộ hàm khỏe nhất trên Trái Đất với lực cắn 16.000 newton.

Càng cua dừa khỏe hơn nhiều so với cơ hàm sư tử có lực cắn trung bình khoảng 2.670 newton, chỉ xếp sau hàm cá sấu, loài sở hữu bộ hàm khỏe nhất trên Trái Đất với lực cắn 16.000 newton.

Trên đảo Okinawa không có cây dừa, vì vậy những con cua dùng càng tách hạt và trái cây cứng thuộc chi dứa dại. (Nguồn: Flickr)

Trên đảo Okinawa không có cây dừa, vì vậy những con cua dùng càng tách hạt và trái cây cứng thuộc chi dứa dại. (Nguồn: Flickr)

Chúng cũng ăn xác động vật chết, sử dụng cặp càng để nghiền gãy xương. (Nguồn: Pinterest)

Chúng cũng ăn xác động vật chết, sử dụng cặp càng để nghiền gãy xương. (Nguồn: Pinterest)

Jakob Krieger ở Đại học Greifswald, Đức, nghiên cứu cua dừa trên đảo Giáng sinh ở Ấn Độ Dương và phát hiện chúng săn những loài cua sống trên cạn khác như cua đỏ (Gecarcoidea natalis). "Chế độ ăn của cua dừa thúc đẩy chúng tiến hóa cặp càng khỏe hơn", Krieger nhận xét. (Nguồn: Flickr)

Jakob Krieger ở Đại học Greifswald, Đức, nghiên cứu cua dừa trên đảo Giáng sinh ở Ấn Độ Dương và phát hiện chúng săn những loài cua sống trên cạn khác như cua đỏ (Gecarcoidea natalis). "Chế độ ăn của cua dừa thúc đẩy chúng tiến hóa cặp càng khỏe hơn", Krieger nhận xét. (Nguồn: Flickr)

Một lý do khác dẫn đến cặp càng khỏe ở cua dừa là tự vệ. (Nguồn: UPI)

Một lý do khác dẫn đến cặp càng khỏe ở cua dừa là tự vệ. (Nguồn: UPI)

Những con cua trưởng thành không có vỏ để trú ngụ và phải dựa vào lớp vỏ ngoài cứng tạo từ canxi hóa, có tác dụng bảo vệ kém hơn. Do đó, chúng cần phát triển cặp càng khỏe để xua đuổi kẻ thù. (Nguồn: Flickr)

Những con cua trưởng thành không có vỏ để trú ngụ và phải dựa vào lớp vỏ ngoài cứng tạo từ canxi hóa, có tác dụng bảo vệ kém hơn. Do đó, chúng cần phát triển cặp càng khỏe để xua đuổi kẻ thù. (Nguồn: Flickr)

Mời quý độc giả xem video: Tiêu Điểm: Khi động vật hoang dã kêu cứu | VTV24.

Vân Anh (T.H)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-loai-cua-co-suc-kep-khung-khiep-nang-duoc-ca-tre-con-1774965.html