Kinh ngạc sao Hỏa hóa 'quái vật', xé nát Mặt trăng lớn nhất

Nghiên cứu mới chỉ ra các rãnh song song kỳ lạ trên bề mặt của Phobos – Mặt trăng lớn nhất của Sao Hỏa - có thể là dấu hiệu cho Hành tinh Đỏ đang 'xé toạc' vệ tinh này.

Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa - Phobos - đang có dấu hiệu bị xé toạc bởi lực hấp dẫn cực lớn do Hành tinh Đỏ tác động lên nó. Các rãnh bất thường bao phủ bề mặt của Phobos, trước đây được cho là vết sẹo do tác động của một tiểu hành tinh cổ đại, thực ra là những hẻm núi đầy bụi đang ngày càng rộng ra do mặt trăng này bị lực hấp dẫn kéo dài của sao Hỏa kéo dài.

Mặt trăng lớn nhất của sao Hỏa - Phobos - đang có dấu hiệu bị xé toạc bởi lực hấp dẫn cực lớn do Hành tinh Đỏ tác động lên nó. Các rãnh bất thường bao phủ bề mặt của Phobos, trước đây được cho là vết sẹo do tác động của một tiểu hành tinh cổ đại, thực ra là những hẻm núi đầy bụi đang ngày càng rộng ra do mặt trăng này bị lực hấp dẫn kéo dài của sao Hỏa kéo dài.

Phobos có bề ngang khoảng 27 km tại điểm rộng nhất của nó và quay quanh sao Hỏa ở khoảng cách 6.000 km. Phobos hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Hành tinh Đỏ ba lần mỗi ngày, theo NASA. Trong khi đó, mặt trăng của Trái đất rộng khoảng 3.475 km, cách hành tinh của chúng ta 384.400 km và mất khoảng 27 ngày để hoàn thành một quỹ đạo.

Phobos có bề ngang khoảng 27 km tại điểm rộng nhất của nó và quay quanh sao Hỏa ở khoảng cách 6.000 km. Phobos hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh Hành tinh Đỏ ba lần mỗi ngày, theo NASA. Trong khi đó, mặt trăng của Trái đất rộng khoảng 3.475 km, cách hành tinh của chúng ta 384.400 km và mất khoảng 27 ngày để hoàn thành một quỹ đạo.

Tuy nhiên, không giống như mặt trăng của chúng ta, quỹ đạo của Phobos quanh hành tinh Đỏ không ổn định.

Tuy nhiên, không giống như mặt trăng của chúng ta, quỹ đạo của Phobos quanh hành tinh Đỏ không ổn định.

Vệ tinh nhỏ bé này bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tử thần và đang dần rơi xuống bề mặt sao Hỏa với tốc độ 6 feet (1,8 mét) sau 100 năm, theo NASA.

Vệ tinh nhỏ bé này bị mắc kẹt trong một vòng xoáy tử thần và đang dần rơi xuống bề mặt sao Hỏa với tốc độ 6 feet (1,8 mét) sau 100 năm, theo NASA.

Tuy nhiên, đặc điểm khác thường nhất của Phobos là bề mặt đầy vạch sọc bí ẩn. Những đường rãnh song song bao phủ Phobos. Giả thuyết phổ biến nhất là đường rãnh hình thành khi một tiểu hành tinh đâm vào Phobos trong quá khứ, để lại miệng hố rộng 9,7 km mang tên Stickney.

Tuy nhiên, đặc điểm khác thường nhất của Phobos là bề mặt đầy vạch sọc bí ẩn. Những đường rãnh song song bao phủ Phobos. Giả thuyết phổ biến nhất là đường rãnh hình thành khi một tiểu hành tinh đâm vào Phobos trong quá khứ, để lại miệng hố rộng 9,7 km mang tên Stickney.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng các rãnh bí ẩn này có thể là kết quả của việc Mặt trăng dần dần bị xé toạc bởi lực hấp dẫn cực mạnh của sao Hỏa khi Phobos ngày càng tiến gần bề mặt hành tinh hơn. Khi một vật thể, trong trường hợp này là Phobos, đến gần một vật thể lớn hơn, chẳng hạn như sao Hỏa, thì vật thể nhỏ hơn sẽ bắt đầu kéo dài thành một đường hướng về vật thể lớn hơn. Điều này được gọi là lực thủy triều.

Nghiên cứu mới chỉ ra rằng các rãnh bí ẩn này có thể là kết quả của việc Mặt trăng dần dần bị xé toạc bởi lực hấp dẫn cực mạnh của sao Hỏa khi Phobos ngày càng tiến gần bề mặt hành tinh hơn. Khi một vật thể, trong trường hợp này là Phobos, đến gần một vật thể lớn hơn, chẳng hạn như sao Hỏa, thì vật thể nhỏ hơn sẽ bắt đầu kéo dài thành một đường hướng về vật thể lớn hơn. Điều này được gọi là lực thủy triều.

Nghiên cứu mới chỉ ra các đường rãnh thực chất là kết quả do mặt trăng Phobos bị xé bởi lực hấp dẫn mạnh của sao Hỏa trong khi nó ngày càng tiến gần tới bề mặt hành tinh đỏ.

Nghiên cứu mới chỉ ra các đường rãnh thực chất là kết quả do mặt trăng Phobos bị xé bởi lực hấp dẫn mạnh của sao Hỏa trong khi nó ngày càng tiến gần tới bề mặt hành tinh đỏ.

Trong trường hợp Phobos, nhóm nghiên cứu dự đoán lực thủy triều tác động lên mặt trăng này sẽ gia tăng cho tới khi lớn hơn lực hấp dẫn của nó. Ở thời điểm đó, Phobos sẽ bị xé rách hoàn toàn và mảnh vỡ nhiều khả năng hình thành một vành đai nhỏ bao quanh sao Hỏa giống như vành đai sao Thổ.

Trong trường hợp Phobos, nhóm nghiên cứu dự đoán lực thủy triều tác động lên mặt trăng này sẽ gia tăng cho tới khi lớn hơn lực hấp dẫn của nó. Ở thời điểm đó, Phobos sẽ bị xé rách hoàn toàn và mảnh vỡ nhiều khả năng hình thành một vành đai nhỏ bao quanh sao Hỏa giống như vành đai sao Thổ.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô phỏng máy tính để kiểm tra giả thuyết rằng bề mặt của mặt trăng có thể nằm trên một lớp vật chất kết dính. Mô phỏng cho thấy một lớp vỏ cứng bị chôn vùi có khả năng hình thành các hẻm núi sâu mà bụi bề mặt có thể rơi vào, tạo ra các rãnh có thể nhìn thấy trên bề mặt.

Trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu đã sử dụng mô phỏng máy tính để kiểm tra giả thuyết rằng bề mặt của mặt trăng có thể nằm trên một lớp vật chất kết dính. Mô phỏng cho thấy một lớp vỏ cứng bị chôn vùi có khả năng hình thành các hẻm núi sâu mà bụi bề mặt có thể rơi vào, tạo ra các rãnh có thể nhìn thấy trên bề mặt.

Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo: “Mô hình hóa Phobos như một đống đổ nát bên trong được phủ bởi một lớp kết dính, chúng tôi thấy rằng sức căng thủy triều có thể tạo ra các khe nứt song song với khoảng cách đều đặn”.

Các nhà nghiên cứu viết trong bài báo: “Mô hình hóa Phobos như một đống đổ nát bên trong được phủ bởi một lớp kết dính, chúng tôi thấy rằng sức căng thủy triều có thể tạo ra các khe nứt song song với khoảng cách đều đặn”.

Mời quý độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa | VTV24.

Lê Trang (theo Live Science)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/kinh-ngac-sao-hoa-hoa-quai-vat-xe-nat-mat-trang-lon-nhat-1776187.html