Kinh ngạc trong thai kỳ, những điều không ai nói với mẹ

Suốt 9 tháng thai kỳ, thai nhi lớn lên trong bụng mẹ đâu chỉ có ăn và ngủ mà con còn biết làm nhiều điều khác khiến mẹ phải ngỡ ngàng.

Mang thai là một chặng đường khá dài với nhiều cung bậc cảm xúc của người mẹ. Bên cạnh những khó chịu vì các triệu chứng thai kỳ và đau đớn trong lúc sinh nở, còn vô vàn điều hạnh phúc mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng muốn được trải nghiệm. Đó có thể là lần đầu được nghe nhịp tim thai, lần đầu được cảm nhận cú chồi, đạp của con. Nhưng tất cả đâu chỉ có thế! Nếu biết được tất tần tật những điều kỳ diệu về thai nhi, chắc chắn mẹ sẽ vượt qua những khó khăn, đau đớn trong thai kỳ một cách nhẹ nhàng nhất bởi những gì đáng yêu nhất thế giới này đều nằm hết nơi con rồi!

Thai nhi có đến 300 chiếc xương

Mẹ sẽ vô cùng bất ngờ khi biết rằng em bé trong bụng mẹ có nhiều xương hơn so với người trưởng thành. Nếu như người trưởng thành có 206 chiếc xương thì ngay từ khi còn trong bụng mẹ, thai nhi có đến 300 chiếc xương. Sở dĩ số lượng xương sẽ giảm đi là do các xương liên kết với nhau khi cơ thể ngày một hoàn thiện dần theo sự phát triển tự nhiên.

Mặt của bé có nhiều lông

Cõ lẽ không nhiều mẹ biết thai có cả ria mép và lông mặt. Khi còn trong bụng mẹ, cơ thể bé được bao phủ bởi rất nhiều lông tơ. Tất cả lông này sẽ rụng đi trước khi con chào đời. Và kỳ diệu hơn khi những chiếc lông này được bé nuốt vào và đào thải ra ngoài thông qua hoạt động tái tạo mang tính tuần hoàn của nước ối.

Nhịp tim thai đầu tiên

Là một người mẹ, có lẽ niềm hạnh phúc lớn nhất là nghe được nhịp đập đầu tiên của thai nhi trong bụng. Thông thường nhịp tim thai đầu tiên xuất hiện sau khoảng 21 ngày thụ thai (khoảng tuần 5 - 6 thai kỳ). Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu sinh British Heart Foundation tại trường Đại học Oxford, Mỹ đã có một khám phá rất bất ngờ . Họ cho rằng nhịp tim thai xuất hiện sớm hơn thời điểm thông thường. Cụ thể, thai nhi có nhịp đập đầu tiên vào ngày thứ 16 sau khi thụ tinh, nghĩa là chỉ sau hơn 2 tuần thụ tinh.

Thai nhi biết khóc khi mẹ buồn

Đã từng có tin đồn về 2 người phụ nữ ở Ấn Độ và Trung Quốc nghe thấy tiếng con khóc trong bụng. Tuy nhiên, đến nay câu trả lời vẵn chưa được xác nhận.

Một số giả thuyết cho rằng kể từ tuần 26 của thai kỳ, thai nhi đã biết khóc. Điều này cũng cho thấy cảm xúc của con đã được hình thành từ lúc còn trong tử cung của người mẹ. Đây cũng là công cụ giao tiếp đầu tiên của bé. Do vậy, nếu thai giáo từ thời điểm này sẽ đem lại hiệu quả, gắn kết tình mẫu - tử và giúp em bé sinh ra thông minh hơn.

Con có thể giật mình với âm thanh bên ngoài

Chỉ một tiếng hắt hơi nhẹ của mẹ cũng đủ làm em bé trong bụng giật mình. Kể từ tuần 23 trở đi, bé yêu trong bụng đã có phản xạ này khi nghe thấy những âm thanh bất ngờ từ bên ngoài. Kể cả tiếng chuông điện thoại cũng dễ làm thai nhi cảm thấy khó chịu.

Thai nhi cảm nhận mùi vị

Mẹ đã biết thai nhi có thể thưởng thức được mùi vị ngay từ trong bụng mẹ? Kể từ tuần 9 thai kỳ, khoang mũi của con đã bắt đầu hình thành tuy nhiên mãi đến tuần 28 thì cơ quan khứu giác mới hoàn thiện. Thời điểm này, thai nhi có thể ngửi được mùi hương thông qua sự dẫn truyền của nước ối vào mũi.

Nhờ vào quá trình phát triển khứu giác ngay từ trong bụng mẹ nên ngay khi chào đời, con có thể cảm nhận mùi sữa thơm ngọt ngào và tìm đến ti mẹ như một bản năng.

Thai nhi thích ngọt

Kể từ tuần 15, vị giác của thai nhi cũng đã phát triển rất mạnh. Do vậy con có thể cảm nhận được vị mặn, ngọt của những gì mẹ ăn thông qua nước ối. Thông thường, khi mẹ ăn ngọt, thai nhi sẽ nuốt nước ối nhiều hơn. Ngược lại, nếu đó là thức ăn quá nhiều gia vị mặn hoặc cay, nóng hoặc nồng như hành, tỏi, gừng thì bé nuốt nước ối rất ít. Vậy nên, mẹ cần hạn chế các món món này bởi vì chúng làm thai nhi rất khó chịu.

Thai nhi có thể đi tiểu

Đâu phải đến lúc bước ra thế giới bên ngoài, con mới đi tiểu. Ngay từ trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu hoạt động bài tiết từ tháng thứ 3 thai kỳ. Đến tháng thứ 7, mỗi giờ con có thể đi tiểu khoảng 10ml. Các mẹ bầu luôn thắc mắc vậy lượng nước tiểu này sẽ đi đâu? Thực tế, thai nhi nuốt nước ối, sau khi tiêu hóa thì chúng được lọc qua thận và đi qua nhau thai để ra bên ngoài. Nói cách khác, quá trình tái tạo nước ối hoạt động một cách tuần hoàn để đảm bảo môi trường nước ối luôn sạch sẽ và an toàn để thai nhi tha hồ vùng vẫy.

Thai nhi nằm ngủ mơ

Thai nhi bắt đầu ngủ từ tuần thứ 4. Và kể từ tuần 30, thai nhi có thể ngủ mơ giống như người lớn, thậm chí là mơ 1 - 2 lần trong ngày. Các động tác nhắm, mở mắt cũng bắt đầu thuần thục hơn từ thời điểm này.

Thai nhi có xúc cảm

Thật bất ngờ nếu mẹ biết rằng thai nhi có xúc cảm như một đứa trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Mẹ có thể cảm nhận rõ ràng thông qua những cú chồi đạp, nhào lộn của con. Chỉ cần lúc mẹ cười, con có thể đạp tung trong bụng mẹ. Rồi khi mẹ kể chuyện, con sẽ nhẹ nhàng nằm im để lắng nghe. Đôi lúc, con sẽ phát tín hiệu cần sự an ủi từ mẹ bằng cách duỗi chân, tay. Mẹ nhớ canh theo dõi để nhẹ nhàng xoa bụng vỗ về con. Tất cả các hoạt động này được cảm nhận rất rõ ràng kể từ tuần thứ 32 của thai kỳ đấy.

Thai nhi nhận thức được âm thanh bên ngoài

Ai bảo con trong bụng mẹ chẳng nghe, chẳng biết điều gì nào? Theo các chuyên gia, kể từ khi được 6 tháng tuổi, thính giác của con đã hoạt động mạnh mẽ và "nghe ngóng" được âm thanh bên ngoài. Hơn nữa, con còn nhận thức được các loại âm thanh bên ngoài. Chúng sẽ cảm nhận được sự khác biệt giữa tiếng bụng sôi và âm thanh bố, mẹ trò chuyện. Do đó, thai giáo bằng âm thanh từ thời điểm này sẽ giúp bé phát huy hiệu quả chức năng của thính giác, phát triển nền tảng ngôn ngữ từ trong bụng mẹ. Sự nhận thức của thai nhi thể hiện rất rõ qua những phản ứng của con. Đó có thể là tiếng tim đập nhanh hơn hay những cú chồi đạp lúc nhẹ nhàng, lúc dữ dội.

Thai nhi không có đầu gối

Thai nhi khi còn trong bụng mẹ không có đầu gối. Và khi mới chào đời, bé cũng không có bộ phận này. Thông thường sau khoảng 6 tháng, thai nhi mới phát triển đầu gối.

Theo Webtretho

Nguồn Em Đẹp: http://emdep.vn/lam-me/kinh-ngac-trong-thai-ky-nhung-dieu-khong-ai-noi-voi-me-2018080815310459.htm